Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III được tiến hành 02 vòng. Vòng 01, Đại hội bắt đầu từ ngày 07 đến ngày 16-01-1982. Tham dự Đại hội có 423 đại biểu (có 02 đại biểu do Trung ương cử về). Đại hội đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương sẽ trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III được tiến hành 02 vòng. Vòng 01, Đại hội bắt đầu từ ngày 07 đến ngày 16-01-1982. Tham dự Đại hội có 423 đại biểu (có 02 đại biểu do Trung ương cử về). Đại hội đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương sẽ trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đại hội đã cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Báo cáo chính trị, đặc biệt nhất trí cao về việc khẳng định đường lối chung cũng như đường lối kinh tế của dự thảo văn kiện. Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V của Đảng gồm 11 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.
Từ ngày 24 đến ngày 28-01-1983, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (vòng 2) được tiến hành. Tham dự Đại hội có 418 đại biểu chính thức đại diện cho gần 9.000 đảng viên của 16 Đảng bộ trực thuộc trong toàn tỉnh. Đại hội vinh dự đón tiếp đồng chí Lê Duẩn – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Sự hiện diện của Tổng Bí thư là nguồn cổ vũ, động viên thiết thực thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Đại hội. Tại Đại hội, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh: “Các đồng chí phải thấu suốt hơn nữa đường lối, chính sách và phương hướng nhiệm vụ đề ra trong các văn kiện quan trọng để vạch được một chương trình hành động cụ thể, tích cực và hiện thực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, nhằm đẩy mạnh các mặt công tác cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, khắc phục những khó khăn trước mắt đưa sự nghiệp cách mạng của chúng ta vững bước tiến lên”. ([1])
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (vòng 2) là đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, dân chủ rộng rãi trong Đảng. Nhiệm vụ của Đại hội là kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II; thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo kế hoạch Nhà nước năm 1983 và đề ra nhiệm vụ trong hai năm (1983–1985); Báo cáo xây dựng Đảng.
Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II đã thu được những thành tích nhất định và có ý nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Bên cạnh những thành tích và kết quả đạt được, Đại hội đã nghiêm túc thừa nhận trong bước đi ban đầu thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, Đảng bộ còn nhiều thiếu sót, nhất là trong quản lý kinh tế. Điều này dẫn đến tình trạng sản xuất có phát triển nhưng hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng có thể khai thác, chưa tạo được cơ cấu kinh tế mới. Hoạt động phân phối lưu thông chưa tác động tích cực đối với sản xuất và phục vụ đời sống. Công tác quản lý thị trường còn lỏng lẻo. Các hoạt động văn hoá - xã hội chưa phối hợp chặt chẽ, sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Công tác xây dựng, củng cố và tăng cường cơ sở tiến hành còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và tình hình thực tế ở địa phương, Đại hội đã nêu phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 1983 đến năm 1985 là: “phải nhằm tập trung đẩy mạnh cải tạo, kết hợp với sắp xếp lại một bước và phát triển thêm sản xuất để nhanh chóng ổn định được tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng được những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm bớt các mặt còn mất cân đối gay gắt nhất của địa phương, thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực phân phối lưu thông, tạo điều kiện cho những năm sau tiến lên mạnh mẽ, vững chắc hơn”. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra các mục tiêu chung về kinh tế - xã hội là:
– Đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất, dần dần ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
– Tiếp tục xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
– Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất.
– Phấn đấu nâng cao chất lượng và phát triển phong trào văn hoá xã hội.
– Thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng về mọi mặt và không ngừng tăng cường quốc phòng toàn dân, ra sức giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
– Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng cả nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế được giao.
– Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá III) gồm 45 uỷ viên chính thức và 01 uỷ viên dự khuyết. Trong phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá III) đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư và đồng chí Nguyễn Văn Trung làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA III
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
1. Lê Quang Chữ |
Bí thư |
2. Nguyễn Văn Trung |
Phó Bí thư |
3. Lê Thành Ba |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
4. Lê Tư Huyền |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
5. Hoàng Vĩnh Phú |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
6. Nguyễn Hoàng Nam |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
7. Nguyễn Việt Nhân |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
8. Phạm Văn Nà |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
9. Lê Đình Nghiệp |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
10. Huỳnh Văn Bình |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
11. Huỳnh Ngọc Đấu |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
12. Trần Đệ |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
13. Nguyễn Văn Thông |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
14. Nguyễn Thị Ngọc Liên |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
15. Võ Văn Định |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
16. Nguyễn Văn A |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
17. Lê Thành Bá |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
18. Trần Văn Cường |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
19. Nguyễn Tấn Chiến |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
20. Nguyễn Văn Động |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
21. Nguyễn Hải |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
22. Phạm Hòa |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
23. Trần Thị Minh Hoàng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
24. Lê Thị Huệ |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
25. Trần Sĩ Huấn |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
26. Nguyễn Thanh Hùng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
27. Trần Văn Khánh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
28. Nguyễn Lan |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
29. Dương Duy Nhất |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
30. Nguyễn Trùng Phương |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
31. Võ Minh Quang |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
32. Trần Văn Quyến |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
33. Lê Hữu Sanh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
34. Tạ Hồng Sinh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
35. Phạm Thị Sơn |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
36. Phạm Điền Sơn |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
37. Nguyễn Công Sự |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
38. Đặng Văn Tiếp |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
39. Trần Văn Thi |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
40. Nguyễn Việt Trân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
41. Lâm Hiếu Trung |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
42. Phan Cao Tường |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
43. Lê Bá Ước |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
44. Lê Văn Việt |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
45. Võ Tấn Vịnh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
46. Vũ Tâm |
Uỷ viên dự khuyết |
(Theo Quyết định số 414 NQ-NS/TƯ ngày 12-4-1983 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)
· Quyết định số 901 QĐ-NS/TW ngày 1-10-1984 của Ban Bí thư quyết định đồng chí Phạm Văn Hy, Uỷ viên Trung ương Đảng thôi giữ chức Bí thư Đặc Khu uỷ Vũng Tàu – Côn Đảo và về giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai và đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, Uỷ viên Trung ương Đảng thôi giữ chức Bí thư Huyện uỷ Thống Nhất và về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai.
· Quyết định số 946 NQ-NS/TƯ ngày 15-12-1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng bổ sung đồng chí Phan Văn Trang, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Tỉnh uỷ vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa III).
· Tháng 12-1984, đồng chí Lê Thành Ba giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
[1] Trích phát biểu của đồng chí Lê Duẩn – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III, ngày 26-01-1983.