Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, sinh thời, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đã có những chỉ đạo quan trọng để phát triển sự nghiệp trồng người, phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, sinh thời, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đã có những chỉ đạo quan trọng để phát triển sự nghiệp trồng người, phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chia sẻ xúc động về những kỷ niệm với Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong bài viết "Giáo dục được đặt lên hàng đầu" do Diệu Ân ghi lại, đăng tải trong cuốn "Đồng chí Đỗ Mười - Dấu ấn qua những chặng đường lịch sử" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2012).
“Ông Đỗ Mười gọi bà nội của tôi là cô họ. Bà nội tôi mang họ Nguyễn Duy. Quê tôi, làng Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, có cuốn sách Lịch sử làng Đông Phù, do Đại tá Nguyễn Hân chủ biên.
Nét nổi bật của làng Đông Phù là khi vua Quang Trung dẫn đội quân thần tốc ra giải phóng Thăng Long đã cho quân đóng lại ở Đông Phù. Nhân dân trong làng đã giúp đỡ lương thực cho nghĩa binh. Từ làng Đông Phù nhà vua đã quyết định mở ba đường tấn công vào kinh thành Thăng Long.
[Đồng chí Đỗ Mười - tấm gương sáng cần-kiệm-liêm-chính-chí công vô tư]
Quê tôi có phong trào cách mạng rất sớm. Năm 1930, làng tôi đã có chi bộ Đảng, bí thư đầu tiên là ông Phạm Gia. Năm 1939, bí thư chi bộ là ông chú ruột tôi, tên là Phạm Thụy Hùng, trong chi bộ có ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Thọ Chân và một số ông khác nữa.
Ông Phạm Gia là một nhà giáo, ông đã mở rộng ra hai cơ sở để hoạt động cách mạng, đó là cơ sở sơn mài và trường tiểu học tư thục ở làng. Chính ông Đỗ Mười đã được ông Phạm Gia đào tạo cho làm nghề sơn mài để lấy cớ hoạt động cách mạng. Khi tôi còn nhỏ đi học vỡ lòng ngay đầu xóm nhà ông Mười nên thỉnh thoảng cũng được nhìn thấy ông.
Khi tôi 9 tuổi, tôi nghe bà con ở làng kể nhiều về ông Mười. Ông hoạt động cách mạng và bị bắt ngay ở trong làng, bị đưa vào nhà tù, sau đó ông đã vượt ngục về tham gia cách mạng.
Năm 14 tuổi, tôi được làm việc đánh máy ở Văn phòng Huyện ủy Kim Bảng (tỉnh Hà Nam). Lúc đó tôi có biết ông Mười về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Mãi đến năm 1959, khi tôi được đi đào tạo ở Liên Xô về, tôi mới có dịp đến thăm gia đình ông.
Tôi có một kỷ niệm rất sâu sắc với ông Mười, đó là khi tôi báo cáo với ông là tôi sắp lấy vợ, ông đã dặn tôi: "Khi nào các cháu cưới bác sẽ có quà".
Chúng tôi chọn ngày 19-5-1967 sẽ làm lễ cưới nên ông hẹn: "Cuối giờ làm việc các cháu chờ bác ở cơ quan".
Ông Mười đưa chúng tôi đến một cửa hàng cung cấp mua một mảnh vải hoa nền vải xanh rất đẹp tặng cho chúng tôi để vợ tôi may áo dài. Tấm áo dài này vợ tôi rất quý và cất giữ làm kỷ niệm đến bây giờ.
Ông Đỗ Mười rất quan tâm đến công việc của làng, của xã. Những ngày hội, ngày lễ của làng ông đều về dự và phát biểu rất hay. Tôi nhiều lần được nghe ông nói chuyện, bà con rất thích nghe ông nói, vì ông có khả năng truyền cảm, thu phục lòng người. Bà con ai cũng tự hào về ông, quý mến, nể trọng ông.
Ông Đỗ Mười đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục. Khi làm Phó Thủ tướng, ông đã quyết định xây dựng nâng cấp Trường Đại học Sư phạm. Khi làm Thủ tướng Chính phủ, ông đã có cuộc gặp gỡ nói chuyện với các nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú. Trong buổi gặp mặt thân mật đó ông đã rất nhấn mạnh yếu tố con người. Con người là nhân tố quyết định của công cuộc đổi mới, giáo dục là nhân tố hàng đầu, muốn có khoa học - kỹ thuật phải có giáo dục.
Khi lên làm Tổng Bí thư, ông đã đưa vấn đề giáo dục lên vị trí hàng đầu. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa VII (ngày 4/1/1993), Tổng Bí thư đã có bài phát biểu rất quan trọng: "Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
Trong Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, ông tiếp tục khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu với bài phát biểu: "Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân".
Bài phát biểu này là linh hồn của Nghị quyết Trung ương 2 về vấn đề giáo dục. Nghị quyết là cẩm nang cho toàn ngành giáo dục và đến nay vẫn còn nguyên giá trị chiến lược. Chính tôi là người được chấp bút và được cử đi phổ biến Nghị quyết Trung ương 2 nên tôi thấu hiểu niềm hân hoan, sự cảm động sâu sắc của ngành giáo dục trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với thầy và trò trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tôi rất kính trọng ông Đỗ Mười, vì ông là người có ý chí cách mạng lớn. Tôi được biết Bác Hồ đã dành một tình cảm đậm đà, sâu sắc, một niềm tin vào ông Đỗ Mười từ ngày còn kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này Bác đã quyết định đề bạt ông làm Phó Thủ tướng, một cán bộ cao cấp mà Bác Hồ luôn tin cậy và quý mến.
Ông Đỗ Mười đã sống làm việc hết mình, xứng đáng với tấm lòng của Bác đã dành cho./.
Sinh thời, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục trẻ em. (Ảnh: TTXVN) |
“Ông Đỗ Mười gọi bà nội của tôi là cô họ. Bà nội tôi mang họ Nguyễn Duy. Quê tôi, làng Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, có cuốn sách Lịch sử làng Đông Phù, do Đại tá Nguyễn Hân chủ biên.
Nét nổi bật của làng Đông Phù là khi vua Quang Trung dẫn đội quân thần tốc ra giải phóng Thăng Long đã cho quân đóng lại ở Đông Phù. Nhân dân trong làng đã giúp đỡ lương thực cho nghĩa binh. Từ làng Đông Phù nhà vua đã quyết định mở ba đường tấn công vào kinh thành Thăng Long.
[Đồng chí Đỗ Mười - tấm gương sáng cần-kiệm-liêm-chính-chí công vô tư]
Quê tôi có phong trào cách mạng rất sớm. Năm 1930, làng tôi đã có chi bộ Đảng, bí thư đầu tiên là ông Phạm Gia. Năm 1939, bí thư chi bộ là ông chú ruột tôi, tên là Phạm Thụy Hùng, trong chi bộ có ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Thọ Chân và một số ông khác nữa.
Ông Phạm Gia là một nhà giáo, ông đã mở rộng ra hai cơ sở để hoạt động cách mạng, đó là cơ sở sơn mài và trường tiểu học tư thục ở làng. Chính ông Đỗ Mười đã được ông Phạm Gia đào tạo cho làm nghề sơn mài để lấy cớ hoạt động cách mạng. Khi tôi còn nhỏ đi học vỡ lòng ngay đầu xóm nhà ông Mười nên thỉnh thoảng cũng được nhìn thấy ông.
Khi tôi 9 tuổi, tôi nghe bà con ở làng kể nhiều về ông Mười. Ông hoạt động cách mạng và bị bắt ngay ở trong làng, bị đưa vào nhà tù, sau đó ông đã vượt ngục về tham gia cách mạng.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trao tặng bức ảnh Bác Hồ cho Chi bộ Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập (năm 2010). (Ảnh: TTXVN) |
Tôi có một kỷ niệm rất sâu sắc với ông Mười, đó là khi tôi báo cáo với ông là tôi sắp lấy vợ, ông đã dặn tôi: "Khi nào các cháu cưới bác sẽ có quà".
Chúng tôi chọn ngày 19-5-1967 sẽ làm lễ cưới nên ông hẹn: "Cuối giờ làm việc các cháu chờ bác ở cơ quan".
Ông Mười đưa chúng tôi đến một cửa hàng cung cấp mua một mảnh vải hoa nền vải xanh rất đẹp tặng cho chúng tôi để vợ tôi may áo dài. Tấm áo dài này vợ tôi rất quý và cất giữ làm kỷ niệm đến bây giờ.
Ông Đỗ Mười rất quan tâm đến công việc của làng, của xã. Những ngày hội, ngày lễ của làng ông đều về dự và phát biểu rất hay. Tôi nhiều lần được nghe ông nói chuyện, bà con rất thích nghe ông nói, vì ông có khả năng truyền cảm, thu phục lòng người. Bà con ai cũng tự hào về ông, quý mến, nể trọng ông.
Ông Đỗ Mười đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục. Khi làm Phó Thủ tướng, ông đã quyết định xây dựng nâng cấp Trường Đại học Sư phạm. Khi làm Thủ tướng Chính phủ, ông đã có cuộc gặp gỡ nói chuyện với các nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú. Trong buổi gặp mặt thân mật đó ông đã rất nhấn mạnh yếu tố con người. Con người là nhân tố quyết định của công cuộc đổi mới, giáo dục là nhân tố hàng đầu, muốn có khoa học - kỹ thuật phải có giáo dục.
Khi lên làm Tổng Bí thư, ông đã đưa vấn đề giáo dục lên vị trí hàng đầu. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa VII (ngày 4/1/1993), Tổng Bí thư đã có bài phát biểu rất quan trọng: "Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
Trong Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, ông tiếp tục khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu với bài phát biểu: "Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân".
Bài phát biểu này là linh hồn của Nghị quyết Trung ương 2 về vấn đề giáo dục. Nghị quyết là cẩm nang cho toàn ngành giáo dục và đến nay vẫn còn nguyên giá trị chiến lược. Chính tôi là người được chấp bút và được cử đi phổ biến Nghị quyết Trung ương 2 nên tôi thấu hiểu niềm hân hoan, sự cảm động sâu sắc của ngành giáo dục trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với thầy và trò trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tôi rất kính trọng ông Đỗ Mười, vì ông là người có ý chí cách mạng lớn. Tôi được biết Bác Hồ đã dành một tình cảm đậm đà, sâu sắc, một niềm tin vào ông Đỗ Mười từ ngày còn kháng chiến chống thực dân Pháp và sau này Bác đã quyết định đề bạt ông làm Phó Thủ tướng, một cán bộ cao cấp mà Bác Hồ luôn tin cậy và quý mến.
Ông Đỗ Mười đã sống làm việc hết mình, xứng đáng với tấm lòng của Bác đã dành cho./.
(VIETNAM+)