Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29-10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019-2021;...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29-10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019-2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, các đại biểu cho rằng với sự chủ động, tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công đã được tăng cường, cân đối tài chính vĩ mô được giữ vững.
Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) khẳng định những nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện đầu tư công thời gian qua rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang vẫn chưa được khắc phục.
Đại biểu dẫn chứng, tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng cho số lượng dự án không nhỏ là 9.620 dự án, dẫn tới tình trạng ở nhiều địa phương, nhiều dự án dở dang, thiếu vốn. Đặc biệt, với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thì mỗi tỉnh, thành phố được phân bổ một dự án. “Hiếm có ở quốc gia nào có phương pháp phân bổ mỗi tỉnh, thành phố có một dự án như Việt Nam,” đại biểu nhấn mạnh và chỉ rõ theo kinh nghiệm của các nước, nguồn lực đầu tư Nhà nước hầu như chỉ tập trung vào những dự án có tác động lan tỏa, tác động toàn xã hội.
Khẳng định nhu cầu vốn của các địa phương là chính đáng, tuy nhiên theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, trong bối cảnh nợ công vẫn ở mức cao, bội chi lớn, lãi suất ngày một tăng thì phải lựa chọn tập trung, tránh dàn trải. “Công bằng là nguyên tắc quan trọng được đề cập ở hầu hết các nghị quyết về phân bổ ngân sách, tuy nhiên công bằng không có nghĩa là cào bằng; có trọng tâm không có nghĩa là chỉ có một số dự án, một số địa phương được chú trọng, mà cần có một trật tự ưu tiên phù hợp với tính cấp thiết ở từng thời điểm, có lộ trình thích hợp,” đại biểu chỉ rõ.
[Giải pháp, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội]
Để khắc phục tình trạng này, đại biểu cho rằng cần thay đổi cách phân bổ nguồn lực, tuân thủ trật tự ưu tiên được đề cập ở các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, việc đề xuất dự án cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong cùng một khu vực, vì lợi ích chung, khắc phục tình trạng có quá nhiều dự án nhỏ lẻ nhưng lại thiếu những dự án quy mô lớn, mang tính lan tỏa vùng miền.
Ngoài ra, chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch bởi quy hoạch kém sẽ cho ra đời những dự án dàn trải, hiệu quả thấp. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư ở những ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư hay không được phép đầu tư.
Đề cập đến tính hiệu quả, kết quả đầu ra của các dự án, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi: “Trong hàng nghìn công trình hoàn thành có bao nhiêu công trình đạt hiệu quả cao? Bao nhiêu công trình hiệu quả thấp? Bao nhiêu công trình chưa hiệu quả?”
Trong nhiều năm qua, khâu phân bổ nguồn lực đã được chú trọng, song khâu đánh giá hiệu quả sau đầu tư chưa được quan tâm. Từ hạn chế này, đại biểu đề nghị cần sớm hoàn chỉnh bộ tiêu chí về đánh giá hiệu quả, theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngay từ khi lựa chọn dự án cần làm rõ kết quả đầu ra tương xứng với nguồn lực được đầu tư chưa. Đặc biệt, cần đẩy mạnh cơ chế giải trình trong hoạt động giám sát, bên cạnh việc giám sát tại cơ sở, địa phương, cần tăng cường hơn nữa số lượng phiên giải trình, từ đó làm rõ những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Đồng tình với đại biểu Vũ Thị Lưu Mai về việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho rằng Báo cáo Chính phủ cần thống kê vừa qua bao nhiêu dự án đầu tư công hiệu quả, dự án nào thua lỗ... Như vậy mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý nghiêm, tránh thất thoát, lãng phí vốn thời gian qua. "Chính phủ phải bổ sung báo cáo việc thanh tra, xử lý sai phạm thời gian qua đến đâu, bao nhiêu dự án phá sản, được phục hồi và mức độ xử lý để cảnh báo, răn đe đồng thời rút kinh nghiệm cho các giải pháp đầu tư công thời gian tới," đại biểu đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát tổng thể quy định pháp luật. Nếu luật có điểm nào chưa hợp lý làm chậm tiến độ dự án thì cần nghiên cứu sửa. "Văn bản pháp luật chồng chéo thì sửa ngay để đẩy nhanh tiến độ dự án, tạo nguồn thu quốc gia, tránh ứ đọng vốn, có tiền mà không tiêu được," đại biểu nhấn mạnh.
Xác định rõ trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, lãng phí
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) nhận định trong bối cảnh nền kinh tế đang rất cần vốn thì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong ba năm qua lại có xu hướng “chậm dần đều”, mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã nhiều lần họp quyết liệt và đưa ra nhiều văn bản thúc đẩy nhưng tình hình không được cải thiện.
Theo đại biểu, nguyên nhân là do hiện nay, chưa có tiêu chí lựa chọn các dự án đưa vào kế hoạch đầu tư và phân bổ cho đầu tư chưa rõ ràng. Vì thế, Chính phủ phải sớm xây dựng, công bố công khai bộ tiêu chí đánh giá, xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn những dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư. “Nếu có bộ tiêu chí này sẽ không còn tình trạng phân bổ vốn đầu tư tràn lan hay phân bổ vốn đầu tư cho các dự án không có khả năng giải ngân”, đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích.
Ngoài ra, theo đại biểu, các quy định về quy trình, thủ tục triển khai vốn đầu tư công rất phức tạp. Theo quy định hiện hành, việc triển khai dự án phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan, ban, ngành, phải có cơ quan lập dự án, cơ quan thẩm định, cơ quan giám sát... Tuy nhiên, trên thực tế có tình trạng tất cả các đơn vị tham gia vào lập, thẩm định, giám sát dự án đầu tư thực chất là một người đứng ra lập, chỉ khác nhau về tên gọi và người giám đốc đứng tên. Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp được hình thành nhưng sau đó không hoạt động hoặc sau một thời gian giải thể không để lại vết tích.
Đại biểu đề nghị phải quy định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư là người phải chịu trách nhiệm khi xảy ra những thất thoát, lãng phí. Đồng thời cần công khai hóa toàn bộ hồ sơ của dự án để mọi người quan tâm được giám sát và theo dõi quá trình thực hiện.
Đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Đăng Ninh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) cho rằng giải ngân năm 2016-2017 đạt thấp, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ rất thấp. Khả năng giải ngân vốn đầu tư phát triển Trung ương khó đạt nếu không có sự quyết liệt và phối hợp tốt.
Theo đại biểu, việc chậm giải ngân là do sự chuẩn bị dự án để đưa vào kế hoạch chưa được tốt, hầu hết các dự án khi được phê duyệt chưa xác định được rõ nguồn vốn. Khi có nguồn vốn được giao thì dự án lại phải xem xét lại. Bên cạnh đó, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý của các luật như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, các luật khác về thủ tục hành chính... rất phức tạp và mất nhiều thời gian dẫn đến chậm triển khai dự án. Đại biểu đề nghị sớm sửa các quy định pháp luật, thúc đẩy thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công để nguồn vốn này sớm phát huy được hiệu quả./.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vũ Thị Lưu Mai phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) khẳng định những nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện đầu tư công thời gian qua rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang vẫn chưa được khắc phục.
Đại biểu dẫn chứng, tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng cho số lượng dự án không nhỏ là 9.620 dự án, dẫn tới tình trạng ở nhiều địa phương, nhiều dự án dở dang, thiếu vốn. Đặc biệt, với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thì mỗi tỉnh, thành phố được phân bổ một dự án. “Hiếm có ở quốc gia nào có phương pháp phân bổ mỗi tỉnh, thành phố có một dự án như Việt Nam,” đại biểu nhấn mạnh và chỉ rõ theo kinh nghiệm của các nước, nguồn lực đầu tư Nhà nước hầu như chỉ tập trung vào những dự án có tác động lan tỏa, tác động toàn xã hội.
Khẳng định nhu cầu vốn của các địa phương là chính đáng, tuy nhiên theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, trong bối cảnh nợ công vẫn ở mức cao, bội chi lớn, lãi suất ngày một tăng thì phải lựa chọn tập trung, tránh dàn trải. “Công bằng là nguyên tắc quan trọng được đề cập ở hầu hết các nghị quyết về phân bổ ngân sách, tuy nhiên công bằng không có nghĩa là cào bằng; có trọng tâm không có nghĩa là chỉ có một số dự án, một số địa phương được chú trọng, mà cần có một trật tự ưu tiên phù hợp với tính cấp thiết ở từng thời điểm, có lộ trình thích hợp,” đại biểu chỉ rõ.
[Giải pháp, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội]
Để khắc phục tình trạng này, đại biểu cho rằng cần thay đổi cách phân bổ nguồn lực, tuân thủ trật tự ưu tiên được đề cập ở các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, việc đề xuất dự án cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong cùng một khu vực, vì lợi ích chung, khắc phục tình trạng có quá nhiều dự án nhỏ lẻ nhưng lại thiếu những dự án quy mô lớn, mang tính lan tỏa vùng miền.
Ngoài ra, chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch bởi quy hoạch kém sẽ cho ra đời những dự án dàn trải, hiệu quả thấp. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư ở những ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư hay không được phép đầu tư.
Đề cập đến tính hiệu quả, kết quả đầu ra của các dự án, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi: “Trong hàng nghìn công trình hoàn thành có bao nhiêu công trình đạt hiệu quả cao? Bao nhiêu công trình hiệu quả thấp? Bao nhiêu công trình chưa hiệu quả?”
Trong nhiều năm qua, khâu phân bổ nguồn lực đã được chú trọng, song khâu đánh giá hiệu quả sau đầu tư chưa được quan tâm. Từ hạn chế này, đại biểu đề nghị cần sớm hoàn chỉnh bộ tiêu chí về đánh giá hiệu quả, theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngay từ khi lựa chọn dự án cần làm rõ kết quả đầu ra tương xứng với nguồn lực được đầu tư chưa. Đặc biệt, cần đẩy mạnh cơ chế giải trình trong hoạt động giám sát, bên cạnh việc giám sát tại cơ sở, địa phương, cần tăng cường hơn nữa số lượng phiên giải trình, từ đó làm rõ những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát tổng thể quy định pháp luật. Nếu luật có điểm nào chưa hợp lý làm chậm tiến độ dự án thì cần nghiên cứu sửa. "Văn bản pháp luật chồng chéo thì sửa ngay để đẩy nhanh tiến độ dự án, tạo nguồn thu quốc gia, tránh ứ đọng vốn, có tiền mà không tiêu được," đại biểu nhấn mạnh.
Xác định rõ trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, lãng phí
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) nhận định trong bối cảnh nền kinh tế đang rất cần vốn thì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong ba năm qua lại có xu hướng “chậm dần đều”, mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đã nhiều lần họp quyết liệt và đưa ra nhiều văn bản thúc đẩy nhưng tình hình không được cải thiện.
Theo đại biểu, nguyên nhân là do hiện nay, chưa có tiêu chí lựa chọn các dự án đưa vào kế hoạch đầu tư và phân bổ cho đầu tư chưa rõ ràng. Vì thế, Chính phủ phải sớm xây dựng, công bố công khai bộ tiêu chí đánh giá, xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn những dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư. “Nếu có bộ tiêu chí này sẽ không còn tình trạng phân bổ vốn đầu tư tràn lan hay phân bổ vốn đầu tư cho các dự án không có khả năng giải ngân”, đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích.
Ngoài ra, theo đại biểu, các quy định về quy trình, thủ tục triển khai vốn đầu tư công rất phức tạp. Theo quy định hiện hành, việc triển khai dự án phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan, ban, ngành, phải có cơ quan lập dự án, cơ quan thẩm định, cơ quan giám sát... Tuy nhiên, trên thực tế có tình trạng tất cả các đơn vị tham gia vào lập, thẩm định, giám sát dự án đầu tư thực chất là một người đứng ra lập, chỉ khác nhau về tên gọi và người giám đốc đứng tên. Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp được hình thành nhưng sau đó không hoạt động hoặc sau một thời gian giải thể không để lại vết tích.
Đại biểu đề nghị phải quy định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư là người phải chịu trách nhiệm khi xảy ra những thất thoát, lãng phí. Đồng thời cần công khai hóa toàn bộ hồ sơ của dự án để mọi người quan tâm được giám sát và theo dõi quá trình thực hiện.
Đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Đăng Ninh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) cho rằng giải ngân năm 2016-2017 đạt thấp, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ rất thấp. Khả năng giải ngân vốn đầu tư phát triển Trung ương khó đạt nếu không có sự quyết liệt và phối hợp tốt.
Theo đại biểu, việc chậm giải ngân là do sự chuẩn bị dự án để đưa vào kế hoạch chưa được tốt, hầu hết các dự án khi được phê duyệt chưa xác định được rõ nguồn vốn. Khi có nguồn vốn được giao thì dự án lại phải xem xét lại. Bên cạnh đó, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý của các luật như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, các luật khác về thủ tục hành chính... rất phức tạp và mất nhiều thời gian dẫn đến chậm triển khai dự án. Đại biểu đề nghị sớm sửa các quy định pháp luật, thúc đẩy thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công để nguồn vốn này sớm phát huy được hiệu quả./.
(TTXVN/VIETNAM+)