Sáng 10-11, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit 2017) tiếp tục phiên đối thoại về vai trò của chính phủ và doanh nghiệp trong thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực, công nghệ...
Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, sáng 10-11, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit 2017) tiếp tục phiên đối thoại về vai trò của chính phủ và doanh nghiệp trong thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực, công nghệ như một động lực của cơ hội kinh tế, tầm nhìn APEC sau năm 2020, đối thoại với các nền kinh tế chủ nhà APEC tương lai.
Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017, tối 10-11, tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp song phương Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh các nền kinh tế đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong toàn cầu hóa kinh tế. Trong vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa kinh tế đã có những đóng góp rất lớn cho tăng trưởng toàn cầu. Đây thực sự trở thành một xu thế lịch sử không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, toàn cầu hóa kinh tế cũng phải đối mặt với những điều chỉnh mới cả về dạng thức cũng như bản chất. Các nền kinh tế phải làm sao để quá trình này mở rộng hơn, bao trùm, cân bằng, công bằng hơn và có lợi cho tất cả mọi người. Đối mặt những thay đổi sâu sắc trong môi trường kinh tế toàn cầu, những nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phải đi cùng thời đại, đáp ứng trách nhiệm của mình và phải hợp tác với nhau để hướng đến tương lai tươi sáng hơn.
* Thương mại cùng có lợi
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ xử lý các vấn đề trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. “Chúng tôi sẽ cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng và công bằng. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng tôi muốn các bạn mạnh mẽ, thịnh vượng và tự tin, giữ vững bản sắc lịch sử và vươn tới tương lai. Đó là cách chúng ta cùng thịnh vượng và tăng trưởng, trong mối quan hệ đối tác với giá trị thực tế và lâu bền” - ông Donald Trump nói.
Theo Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với các nhà lãnh đạo khác trong khu vực để đạt được một cơ chế thương mại cùng có lợi. Hoa Kỳ sẽ ký kết hiệp định thương mại song phương với bất kỳ nền kinh tế nào trong khu vực muốn trở thành đối tác với nước này và tuân thủ các nguyên tắc thương mại công bằng và tương trợ lẫn nhau.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ tái tập trung vào những nỗ lực phát triển đang có và cam kết cải cách các thể chế tài chính phát triển để có thể khích lệ tốt hơn các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vào các nền kinh tế. “Chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như: tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở” - ông Donald Trump nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm, các nguyên tắc này tạo ra sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh và thịnh vượng giữa các nền kinh tế.
* Công nghệ như một động lực của cơ hội kinh tế
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho rằng công nghệ là một trong những động lực của cơ hội kinh tế. Internet và facebook đã tạo ra khuôn khổ lớn, tạo nên bước đột phá cho thương mại toàn cầu. Người dân cần tiếp cận với công nghệ, trao quyền cho họ để có thể phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hơn nữa nhằm tạo đột phá về phát triển kinh tế, tăng trưởng thương mại.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình phát triển công nghệ, Chủ tịch - Giám đốc điều hành của Facebook Sheryl Kara Sandberg cho biết nhiều người lo lắng công nghệ sẽ cướp đi công việc nhưng không phải vậy, có rất nhiều công việc sẽ được tạo ra nhờ công nghệ.
Là chủ nhà của APEC 2018, Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill cho rằng trong tương lai các thành viên sẽ cần nhiều hơn nữa vốn, công nghệ… Điều quan trọng là phải phổ biến lợi ích của toàn cầu hóa đối với người dân. Papua New Guinea luôn kêu gọi các nhà đầu tư toàn cầu.
Để thúc đẩy hóa vai trò tự do thương mại và đầu tư, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng APEC đã có những thành tựu rất lớn và đang có nỗ lực giảm rào cản thương mại về thuế, giảm những hàng rào phi thuế quan. Hiện nay, APEC đã tạo ra nền thương mại tự do hơn để nâng cao mức sống của người dân trong khu vực. Malaysia là chủ nhà của APEC vào năm 2020, mục tiêu của Malaysia vẫn là tiếp tục theo đuổi các mục tiêu của APEC. Đánh giá vai trò của hợp tác toàn cầu, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết toàn cầu hóa là điều tốt cho thế giới nhưng không nên để toàn cầu hóa vượt ra ngoài khuôn khổ.
Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần làm cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở rộng hơn, bao trùm và cân bằng hơn để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác nhau và người dân các tầng lớp; chủ động thích nghi với việc phân chia lao động toàn cầu và tích cực định hình lại cho chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cấp nền kinh tế, xây dựng sức mạnh mới; ủng hộ hệ thống thương mại đa biên và tiến hành chủ nghĩa khu vực mở để giúp các nước đang phát triển được hưởng lợi từ thương mại và đầu tư toàn cầu. |
P.V