Tiếp tục chương trình làm việc chiều 19/6, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua các dự án: Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật Thủy lợi; Luật Du lịch (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình làm việc chiều 19/6, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua các dự án: Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật Thủy lợi; Luật Du lịch (sửa đổi).
Khuyến khích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
Với tỷ lệ 93,28% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Luật gồm 6 Chương, 63 Điều.
Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; các biện pháp khuyến khích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ.
Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ của Việt Nam.
Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đối với quy định về chính sách của Nhà nước đối với chuyển giao công nghệ (Điều 3), Luật bổ sung chính sách thúc đẩy phong trào sáng tạo, đổi mới của tổ chức, cá nhân vào khoản 5; bổ sung nội dung coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo vào khoản 1; bổ sung nội dung đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam tại khoản 5; bổ sung quy định Nhà nước chú trọng, hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước vào khoản 4.
Đồng thời, trong Luật có một mục gồm 6 điều, quy định cụ thể về việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, khuyến khích tổ chức, cá nhân lao động, sản xuất, sáng chế, sáng tạo.
Quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi
Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thủy lợi với tỷ lệ 93,08% đại biểu tán thành. Luật gồm 10 Chương 60 Điều quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi. Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về quy hoạch thủy lợi, Luật quy định những nội dung mang tính đặc thù của hoạt động thủy lợi như Các loại quy hoạch thủy lợi (Điều 12), nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi (Điều 13), nội dung quy hoạch thủy lợi (Điều 14); các vấn đề khác về quy hoạch như thẩm quyền xây dựng, phê duyệt quy hoạch, trình tự, thủ tục xin ý kiến tổ chức, cá nhân... sẽ thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch để bảo đảm tính thống nhất giữa hai Luật.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, đối với quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi (Điều 4), có ý kiến đề nghị bổ sung thêm một khoản về đa dạng hóa các loại hình đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, bổ sung nội dung này vào khoản 7; có ý kiến đề nghị tại khoản 1 cần bổ sung quy định về việc ưu tiên sửa chữa các công trình thủy lợi có tác dụng tốt nhưng đã xuống cấp hoặc công trình thiếu vốn, bị bỏ dở.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng khoản 1 Điều 4 quy định về chính sách của Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mới có tầm quan trọng đặc biệt, công trình ở vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn; còn việc sửa chữa, bảo trì nâng cấp công trình thủy lợi hiện có là hoạt động thường xuyên trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20.
Trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sửa chữa, bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây mới, hiện đại hóa công trình thủy lợi là của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 . Riêng việc xử lý đối với những công trình thủy lợi xây dựng bị bỏ dở do thiếu vốn không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định trên vào Luật.
Tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ lợi ích, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Dự án Luật Du lịch (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 89,21% đại biểu tán thành. Luật quy định về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch.
Đối tượng áp dụng của Luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), Luật không quy định nội dung về đô thị du lịch; Luật quy định đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện. Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tôn trọng, bảo vệ lợi ích, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được vận hành theo quy luật thị trường, giảm tác động của biện pháp hành chính.
Để đảm bảo việc triển khai quy hoạch du lịch trên thực tế khi dự thảo Luật Quy hoạch chưa được thông qua, đồng thời đảm bảo tính ổn định của Luật Du lịch trong thời gian tới, Luật quy định về nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch (Điều 20), nội dung quy hoạch về du lịch (Điều 21), các vấn đề lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch giao Chính phủ quy định chi tiết (Điều 22). Luật gồm 9 Chương, 78 Điều.
Cũng trong chiều 19/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào và Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào./.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) |
Với tỷ lệ 93,28% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Luật gồm 6 Chương, 63 Điều.
Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; các biện pháp khuyến khích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ.
Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ của Việt Nam.
Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đối với quy định về chính sách của Nhà nước đối với chuyển giao công nghệ (Điều 3), Luật bổ sung chính sách thúc đẩy phong trào sáng tạo, đổi mới của tổ chức, cá nhân vào khoản 5; bổ sung nội dung coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo vào khoản 1; bổ sung nội dung đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam tại khoản 5; bổ sung quy định Nhà nước chú trọng, hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước vào khoản 4.
Đồng thời, trong Luật có một mục gồm 6 điều, quy định cụ thể về việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, khuyến khích tổ chức, cá nhân lao động, sản xuất, sáng chế, sáng tạo.
Quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi
Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thủy lợi với tỷ lệ 93,08% đại biểu tán thành. Luật gồm 10 Chương 60 Điều quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi. Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về quy hoạch thủy lợi, Luật quy định những nội dung mang tính đặc thù của hoạt động thủy lợi như Các loại quy hoạch thủy lợi (Điều 12), nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi (Điều 13), nội dung quy hoạch thủy lợi (Điều 14); các vấn đề khác về quy hoạch như thẩm quyền xây dựng, phê duyệt quy hoạch, trình tự, thủ tục xin ý kiến tổ chức, cá nhân... sẽ thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch để bảo đảm tính thống nhất giữa hai Luật.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, đối với quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi (Điều 4), có ý kiến đề nghị bổ sung thêm một khoản về đa dạng hóa các loại hình đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, bổ sung nội dung này vào khoản 7; có ý kiến đề nghị tại khoản 1 cần bổ sung quy định về việc ưu tiên sửa chữa các công trình thủy lợi có tác dụng tốt nhưng đã xuống cấp hoặc công trình thiếu vốn, bị bỏ dở.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng khoản 1 Điều 4 quy định về chính sách của Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mới có tầm quan trọng đặc biệt, công trình ở vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn; còn việc sửa chữa, bảo trì nâng cấp công trình thủy lợi hiện có là hoạt động thường xuyên trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20.
Trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sửa chữa, bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây mới, hiện đại hóa công trình thủy lợi là của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 . Riêng việc xử lý đối với những công trình thủy lợi xây dựng bị bỏ dở do thiếu vốn không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định trên vào Luật.
Tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ lợi ích, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Dự án Luật Du lịch (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 89,21% đại biểu tán thành. Luật quy định về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch.
Đối tượng áp dụng của Luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), Luật không quy định nội dung về đô thị du lịch; Luật quy định đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện. Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tôn trọng, bảo vệ lợi ích, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được vận hành theo quy luật thị trường, giảm tác động của biện pháp hành chính.
Để đảm bảo việc triển khai quy hoạch du lịch trên thực tế khi dự thảo Luật Quy hoạch chưa được thông qua, đồng thời đảm bảo tính ổn định của Luật Du lịch trong thời gian tới, Luật quy định về nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch (Điều 20), nội dung quy hoạch về du lịch (Điều 21), các vấn đề lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch giao Chính phủ quy định chi tiết (Điều 22). Luật gồm 9 Chương, 78 Điều.
Cũng trong chiều 19/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào và Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào./.
PHÚC HẰNG (TTXVN/VIETNAM+)