Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 12/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka.
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 12/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực. Tuy vậy, kết quả đạt được còn khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế của hai bên. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 249 triệu USD năm 2016. Séc hiện có 34 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 90 triệu USD, đứng thứ 45/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Để khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ hai nước đẩy nhanh hơn nữa các biện pháp xúc tiến, tạo đột phá trong trao đổi thương mại; tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Séc về hợp tác kinh tế, khoa học-kỹ thuật.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Thủ tướng Cộng hòa Séc khuyến khích các doanh nghiệp có thế mạnh sang đầu tư tại Việt Nam vào những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu như: năng lượng tái tạo, sản phẩm cơ khí, luyện kim, khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, xử lý môi trường, thiết bị điện tử, dệt may...
Về hợp tác giáo dục đào tạo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ Séc quan tâm thúc đẩy để hai bên sớm ký thỏa thuận hợp tác cho giai đoạn mới, tăng cường và mở rộng hoạt động hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực mà Séc có thế mạnh như: kỹ thuật, nông nghiệp, y dược học, điện-điện tử… .
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà Chính phủ hai nước đã ký, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp và nhân dân hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư và giao lưu nhân dân.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và đề nghị Chính phủ Séc tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU); thúc đẩy EU sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ Séc sớm thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực nhập cảnh để các công dân và doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong du lịch và tìm hiểu đầu tư, kinh doanh tại Séc.
Trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai Chính phủ tiếp tục tăng cường hợp tác. Phía Séc hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo chuyên gia an ninh mạng; đồng thời khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ Chính phủ hai nước sớm ký kết "Hiệp định về hợp tác đấu tranh tội phạm” và "Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù” làm cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật hai nước.
Thủ tướng Sobotka chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Séc; tin tưởng rằng, chuyến thăm này sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Đồng quan điểm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về việc cần đẩy mạnh hợp tác an ninh- quốc phòng hai nước, Thủ tướng Bohuslav Sobotka cho biết, các công ty của Séc muốn tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực này, trong đó tiềm năng là đào tạo phi công.
Thủ tướng Cộng hòa Séc cho rằng, trên thực tế, các doanh nghiệp Séc xuất khẩu sang Việt Nam chỉ mới chiếm 10% trong tổng kim ngạch thương mại song phương. Thời gian qua Việt Nam đã có sự tăng trưởng và phát triển khá ấn tượng, đây là cơ hội tốt để hai nước thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư... Thủ tướng cho biết, không chỉ có thế mạnh trong đầu tư trực tiếp mà Séc còn có thế mạnh trong cung cấp trang thiết bị công nghệ mới ngành khai khoáng, năng lượng; tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông; ngành y tế, dược, công nghệ thông tin....
Người đứng đầu Chính phủ Séc cho rằng, với khoảng 5.000 lượt người dân Séc sang du lịch tại Việt Nam hàng năm, con số này sẽ tăng lên đáng kể khi Việt Nam đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực ngắn hạn. Cộng hòa Séc cũng mong muốn trong thời gian ngắn nhất sẽ kết thúc đàm phán một số văn kiện hợp tác giữa hai nước, đồng thời đề nghị Việt Nam thúc đẩy các bộ ngành sớm hoàn tất cả thủ tục liên quan đến vấn đề này nhằm góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển ngày càng hiệu quả./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp Cộng hòa Séc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) |
Để khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ hai nước đẩy nhanh hơn nữa các biện pháp xúc tiến, tạo đột phá trong trao đổi thương mại; tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Séc về hợp tác kinh tế, khoa học-kỹ thuật.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Thủ tướng Cộng hòa Séc khuyến khích các doanh nghiệp có thế mạnh sang đầu tư tại Việt Nam vào những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu như: năng lượng tái tạo, sản phẩm cơ khí, luyện kim, khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, xử lý môi trường, thiết bị điện tử, dệt may...
Về hợp tác giáo dục đào tạo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ Séc quan tâm thúc đẩy để hai bên sớm ký thỏa thuận hợp tác cho giai đoạn mới, tăng cường và mở rộng hoạt động hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực mà Séc có thế mạnh như: kỹ thuật, nông nghiệp, y dược học, điện-điện tử… .
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà Chính phủ hai nước đã ký, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp và nhân dân hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư và giao lưu nhân dân.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và đề nghị Chính phủ Séc tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU); thúc đẩy EU sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ Séc sớm thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực nhập cảnh để các công dân và doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong du lịch và tìm hiểu đầu tư, kinh doanh tại Séc.
Trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai Chính phủ tiếp tục tăng cường hợp tác. Phía Séc hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo chuyên gia an ninh mạng; đồng thời khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ Chính phủ hai nước sớm ký kết "Hiệp định về hợp tác đấu tranh tội phạm” và "Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù” làm cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật hai nước.
Thủ tướng Sobotka chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Séc; tin tưởng rằng, chuyến thăm này sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Đồng quan điểm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về việc cần đẩy mạnh hợp tác an ninh- quốc phòng hai nước, Thủ tướng Bohuslav Sobotka cho biết, các công ty của Séc muốn tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực này, trong đó tiềm năng là đào tạo phi công.
Thủ tướng Cộng hòa Séc cho rằng, trên thực tế, các doanh nghiệp Séc xuất khẩu sang Việt Nam chỉ mới chiếm 10% trong tổng kim ngạch thương mại song phương. Thời gian qua Việt Nam đã có sự tăng trưởng và phát triển khá ấn tượng, đây là cơ hội tốt để hai nước thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư... Thủ tướng cho biết, không chỉ có thế mạnh trong đầu tư trực tiếp mà Séc còn có thế mạnh trong cung cấp trang thiết bị công nghệ mới ngành khai khoáng, năng lượng; tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông; ngành y tế, dược, công nghệ thông tin....
Người đứng đầu Chính phủ Séc cho rằng, với khoảng 5.000 lượt người dân Séc sang du lịch tại Việt Nam hàng năm, con số này sẽ tăng lên đáng kể khi Việt Nam đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực ngắn hạn. Cộng hòa Séc cũng mong muốn trong thời gian ngắn nhất sẽ kết thúc đàm phán một số văn kiện hợp tác giữa hai nước, đồng thời đề nghị Việt Nam thúc đẩy các bộ ngành sớm hoàn tất cả thủ tục liên quan đến vấn đề này nhằm góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển ngày càng hiệu quả./.
(TTXVN/VIETNAM+)