Những diễn biến phức tạp gần đây về tình hình an ninh chính trị trong khu vực, ở Biển Đông và trên thế giới đã ít nhiều tác động đến suy nghĩ và tâm tư, tình cảm của một số người dân trong nước.
Những diễn biến phức tạp gần đây về tình hình an ninh chính trị trong khu vực, ở Biển Đông và trên thế giới đã ít nhiều tác động đến suy nghĩ và tâm tư, tình cảm của một số người dân trong nước.
Ngoài những phần tử cơ hội chính trị, dân tộc cực đoan... thường xuyên kích động chiến tranh, thì tâm lý lo lắng của một số người dân là sợ xung đột quân sự, sợ chiến tranh và nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ không thắng được kẻ thù vì chúng có vũ khí công nghệ cao, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Bùi Viết Đồng |
Những lo lắng trên không phải là không có cơ sở. Bởi lẽ, vũ khí trang bị có vai trò rất quan trọng trong một cuộc chiến, là phương tiện để vô hiệu hóa đối phương nhanh và hiệu quả trên chiến trường. Đặc biệt, đối với vũ khí công nghệ cao, nếu được dùng đúng thời điểm, phát huy hết tính năng, kỹ, chiến thuật thì sự hủy diệt, sức tàn phá và sát thương sẽ rất là khủng khiếp.
Nhận thức về tầm quan trọng đó, chúng ta đã không ngừng đầu tư, mua sắm vũ khí công nghệ cao mà 6 tàu ngầm lớp kilo được Nhà nước ta đặt mua từ Nga là một ví dụ...
Tuy nhiên, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn thì việc sở hữu vũ khí công nghệ cao chỉ là một phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chiến đấu. Sức mạnh tổng hợp ấy phải được kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo của các yếu tố cơ bản, đó là: con người, vũ khí trang bị, nghệ thuật quân sự...
Trong đó, con người là yếu tố quyết định kết quả trận đánh. Bởi vì chính sự quyết tâm, lòng trung thành, dám đánh, quyết đánh và sẵn sàng đổi lấy mạng sống quý giá của mình để giành cho bằng được độc lập dân tộc cùng với tố chất thông minh, sáng tạo trong đánh giặc của quân và dân ta là sức mạnh vĩ đại nhất, to lớn nhất và quyết định nhất mà không có loại vũ khí nào có thể chống lại được.
Trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta ban đầu chỉ có những loại vũ khí thô sơ, như: giáo, mác, gậy tầm vông, súng kíp... Nhưng với quyết tâm chính trị sắt đá, bằng mọi giá cũng phải giành cho được độc lập dân tộc, cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về dân tộc Việt Nam - bên có vũ khí thô sơ. Còn “quả đắng” của các cuộc chiến ấy đều thuộc về phía sở hữu vũ khí công nghệ cao.
Ngược lại, trong cuộc chiến tranh ở Iraq, chính quyền Tổng thống Saddam Hussein trang bị súng ống, đạn dược khá hiện đại cho từng người lính, thậm chí đến cả người dân. Nhưng khi Nato tiến hành đòn đánh phủ đầu thì người ta chỉ nhận thấy nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại bị bỏ rơi ngổn ngang trên đường phố, trước sự tháo chạy thục mạng của quân và dân Iraq. Sau đó, chính quyền tổng thống Saddam Hussein phải chấp nhận thất bại thảm hại và đi đến bị lật đổ hoàn toàn...
Hai ví dụ trên chỉ là số ít trong rất nhiều thực tế minh chứng cho sự khác biệt giữa sức mạnh của con người và vũ khí. Không được tuyệt đối hóa vũ khí nhưng cũng không được hạ thấp vai trò của vũ khí, nhất là vũ khí công nghệ cao.
Nhưng rõ ràng, trong mối quan hệ hữu cơ giữa con người và vũ khí công nghệ cao thì yếu tố con người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng quyết định thắng lợi của một trận đánh, còn vũ khí thì rất quan trọng cho chiến thắng của trận đánh ấy.
Thế nhưng, lâu nay các thế lực thù địch đã và đang ráo riết tuyên truyền, khuếch trương sức mạnh quyết định thắng lợi của mọi cuộc chiến là vũ khí. Chúng cho rằng, cứ bên nào tham chiến sở hữu vũ khí công nghệ cao, phương tiện chiến tranh hiện đại là chắc chắn sẽ giành phần thắng; để rồi quên đi bài học đắt giá mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ phải gánh chịu trong chiến tranh Việt Nam.
Đây thực ra là chiêu trò lừa bịp, hù dọa người khác bằng cái gọi là “Vũ khí luận” - một “học thuyết rẻ tiền” của các thế lực thù địch, hòng làm suy giảm lòng tin của quân và dân ta.
Lê Anh Tuấn
Trường đại học Nguyễn Huệ