Ngày 1-2-2016 vừa qua, tôi đến căn nhà đơn sơ trên đường Lý Chính Thắng (TP.Hồ Chí Minh) thăm và chúc tết cô Lê Thị Trừ - người mà tất cả mọi người ở Ủy ban MTTQ tỉnh đều kính trọng và trìu mến gọi là cô Bảy. Cô Bảy từ bệnh viện mới về, đang chuẩn bị đón tết. Nói là đón tết, nhưng nhà cô rất giản dị, hầu như không chưng bày gì.
Ngày 1-2-2016 vừa qua, tôi đến căn nhà đơn sơ trên đường Lý Chính Thắng (TP.Hồ Chí Minh) thăm và chúc tết cô Lê Thị Trừ - người mà tất cả mọi người ở Ủy ban MTTQ tỉnh đều kính trọng và trìu mến gọi là cô Bảy. Cô Bảy từ bệnh viện mới về, đang chuẩn bị đón tết. Nói là đón tết, nhưng nhà cô rất giản dị, hầu như không chưng bày gì.
Thấy quà tặng của Tỉnh ủy Đồng Nai và Ủy ban MTTQ tỉnh, cô cảm ơn và xúc động nói: “Tặng chi nhiều dữ vậy, tấm lòng là được rồi. Nhà cô ăn tết đơn giản, nên cô xin phép đem quà chia sẻ với cô bác láng giềng trong khu phố”. Biết là cô muốn vậy, nhưng e là không làm được vì cô vẫn chưa khỏi bệnh. Cô còn hứa: “Qua tết cô khỏe, sẽ về Đồng Nai gặp lãnh đạo tỉnh và ban quản lý Quỹ học bổng Nguyễn Văn Ký trao đổi về việc khuyến khích, động viên học tập góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”.
* Vì thế hệ trẻ
Nói đến Quỹ học bổng Nguyễn Văn Ký, cô Bảy như trẻ lại, khỏe ra, hào hứng đầy “chất lửa”. Cô kể về quãng đời công tác, kháng chiến, hy sinh của người chồng cũng là đồng chí - Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa Nguyễn Văn Ký, và của chính cô... Tất cả những gian khổ, cống hiến, hy sinh ấy cũng vì mục đích cho đất nước được độc lập, người dân được giải phóng, được học hành. Cô nói, giọng chắc nịch, khẳng định niềm tin: chỉ có sự học mới đem lại tiến bộ, phát triển, làm cho đất nước được sánh vai các cường quốc năm châu theo tâm huyết và tầm nhìn của Bác Hồ.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Huỳnh Văn Tới thăm và chúc tết bà Lê Thị Trừ ngày 1-2-2016. |
Với cô, nói là làm. Hình ảnh người phụ nữ tuổi 85 chủ động đến với Đồng Nai trao đổi, thực hiện Quỹ học bổng Nguyễn Văn Ký vào năm 2012 cùng với những tâm huyết về công tác GD-ĐT, khuyến học… đã khiến mọi người xúc động, kính yêu. Cả 4 lần trao học bổng tại Đồng Nai đều diễn ra trong sự thân mật, nhiệt tình, đong đầy cảm xúc. Hiếm có ai làm và làm được như cô. Tài sản cô dành dụm cả đời chỉ dành một phần nhỏ cho cháu con và cuộc sống của chính mình, phần lớn còn lại cô dành hết cho Quỹ học bổng Nguyễn Văn Ký theo tâm nguyện của chồng trước lúc hy sinh, cũng chính là tâm nguyện của cô Bảy.
Đồng chí Nguyễn Văn Ký sinh năm 1914 tại Biên Hòa, được kết nạp Đảng năm 1930, ngay từ khi Đảng vừa thành lập. Là cán bộ tiền khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Văn Ký có những đóng góp rất to lớn trong phong trào cách mạng ở Biên Hòa, trở thành Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa từ tháng 7-1947. Ngày 14-4-1952, đồng chí hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cô Bảy Lê Thị Trừ, sinh năm 1927 tại Biên Hòa, vừa là bạn đời, vừa là đồng đội của đồng chí Nguyễn Văn Ký, có nhiều đóng góp cho cách mạng. Thể theo nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Văn Ký lúc sinh thời, năm 2012 cô Bảy đã đề xuất thành lập Quỹ học bổng Nguyễn Văn Ký với nguồn tài trợ từ tiền tiết kiệm của cô và gia đình, Ủy ban MTTQ tỉnh được tin cậy giao quản lý quỹ và thực hiện xét, cấp học bổng. |
Từ 1 tỷ đồng ban đầu dành cho quỹ học bổng vào năm 2012, mỗi năm cô Bảy đều bổ sung cho quỹ từ 400-550 triệu đồng. Qua 4 lần thực hiện, Quỹ học bổng Nguyễn Văn Ký đã trao tặng 889 suất học bổng (trị giá gần 2,4 tỷ đồng) cho học sinh, sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn có ý chí vươn lên trong học tập, trong cuộc sống tại các trường đại học: Đồng Nai, Lạc Hồng; Trường cao đẳng y tế Đồng Nai, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh và các trường ở TP.Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Từ tấm lòng của cô Bảy, trong số những học sinh, sinh viên nhận học bổng đã có 52 sinh viên Trường đại học Đồng Nai, 5 sinh viên Trường cao đẳng y tế Đồng Nai hoàn thành việc học, tốt nghiệp và có việc làm ổn định; 19 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, 2 học sinh đoạt huy chương đồng Olympic môn Sinh, môn Hóa; 100% học sinh, sinh viên nhận học bổng đều đạt học lực khá, giỏi. Năm 2015, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh được xây mới, cô Bảy đã trao tặng nhà trường 150 triệu đồng để ủng hộ quỹ khen thưởng, biểu dương giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc.
* Lòng son để lại
Đặc biệt, dịp trao học bổng nào cô Bảy cũng đích thân đến dù có lúc phải ngồi trên xe lăn vì tuổi cao, sức yếu. Đến, không phải để vì “danh”, mà cô mong muốn đến để trao đổi, thể hiện tình cảm và niềm tin của bậc lão thành cách mạng, đồng thời tiếp thêm ngọn lửa truyền thống đối với thế hệ trẻ. Đến, còn là dịp để cô trao đổi những trăn trở những vấn đề còn bất cập trong GD-ĐT.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trợ cấp cho 12 nhân sĩ, trí thức Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Huỳnh Văn Tới cho biết theo đề xuất của Ủy ban MTTQ tỉnh, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa phê duyệt đồng ý trợ cấp cho 12 nhân sĩ, trí thức có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Đồng Nai. Mức trợ cấp là 13,8 triệu đồng/người từ nguồn kinh phí của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, có ý nghĩa hỗ trợ cho các nhân sĩ, trí thức vượt qua khó khăn, tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Huỳnh Văn Tới sẽ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và trao khoản trợ cấp nói trên cho các vị nhân sĩ, trí thức. Nam Hà |
Cô nói: “Nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ, đảng viên còn chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con em, ỷ lại và phó thác cho nhà trường, thầy cô. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm của gia đình là nhân tố rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dạy dỗ, hình thành nhân cách cho trẻ, không chỉ dạy cho con cháu nhân cách làm người mà còn cần chú trọng tạo cho thế hệ trẻ hình hài, vóc dáng mạnh mẽ để đủ sức khỏe, nội lực tiếp thu trí tuệ thầy cô truyền đạt, mai này gánh vác đất nước. Người thầy cũng phải đủ nhân cách, không chỉ khai mở trí tuệ mà còn dạy học trò đường ngay lẽ phải, sự công bằng, thương yêu học trò như ruột thịt, không hờn giận, ghét bỏ. Học sinh phải biết khơi dậy ý chí, tư tưởng đam mê học tập, rèn luyện hệ tư tưởng tiền tuyến, nhìn thẳng vào tương lai đất nước, dân tộc; không do dự, tính toán thiệt hơn, mạnh dạn tự đấu tranh chống lại tư tưởng hưởng thụ, luôn tự sửa mình để đủ tư cách làm người quân tử”. Tấm lòng ấy, tư tưởng ấy thật lớn lao, vĩ đại làm sao, từng lời của cô khiến tôi khắc cốt ghi tâm.
Nhưng nay, trong không khí còn ấm hơi xuân, cô đã ra đi. Sự ra đi của người ở tuổi gần đạt “cửu thập siêu thọ” là lẽ tự nhiên của trời đất, nhưng với cô, với những người như cô, sự ra đi ấy để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người ở lại. Cô ra đi, một đời thanh bạch, tài sản chẳng để lại gì nhiều, chỉ có một tấm lòng, một tình thương bao la để lại cho đời, cho người.
Huỳnh Văn Tới
Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh