Những ngày này, các địa phương của huyện Xuân Lộc kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng trong không khí nhộn nhịp và phấn khởi của một huyện đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới.
Những ngày này, các địa phương của huyện Xuân Lộc kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng trong không khí nhộn nhịp và phấn khởi của một huyện đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới.
Ông Đỗ Phước Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lang Minh (bìa phải) thăm ruộng bắp đang mùa thu hoạch của nông dân Lê Nhiễn, ấp Tây Minh. |
Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật cho biết, 40 năm sau ngày giải phóng, Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc đã trải qua vô vàn gian khó. Tuy nhiên, nhờ kế thừa truyền thống đoàn kết, sáng tạo, khí phách anh hùng trong kháng chiến, Đảng bộ, quân và dân Xuân Lộc đã vượt qua, vững bước đi lên.
* Nâng cao thu nhập của nông dân
Đứng trên cánh đồng bắp bạt ngàn đang mùa thu hoạch tại xã Lang Minh, ông Lê Nhiễn ở ấp Tây Minh nhớ lại cách đây 20 năm, ông từ miền Tây đến đây lập nghiệp (lúc đó xã Lang Minh vừa được tách ra từ xã Xuân Hiệp), toàn bộ khu vực này đều bỏ hoang, cỏ dại cũng chết khô vì đất sỏi đá khô cằn. Đất đã xấu, nước lại không có nên Nhà nước khuyến khích giao đất cho dân canh tác mà cũng không có người nhận. Vì nhà nghèo không có chỗ ở nên ông mới dừng chân tại đây. Nhờ nhiều lần được vay vốn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất; cùng với hệ thống điện, nước đưa về cánh đồng và sự chăm chỉ làm ăn, gia đình ông từ chỗ là hộ nghèo đã thoát nghèo. Với mô hình vườn - ao - chuồng như hiện nay, mỗi năm gia đình ông cũng lãi được khoảng 200 triệu đồng.[links(right)]
Ông Đỗ Phước Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lang Minh, chia sẻ: “Nhờ Nhà nước quan tâm đầu tư điện sản xuất và nước đến tận các cánh đồng nên bà con có điều kiện mở rộng diện tích sản xuất, tăng vụ (tăng từ 1-2 vụ/năm lên 3-4 vụ/năm), nâng cao năng suất nên thu nhập ngày càng được cải thiện hơn. Đời sống nông dân ở xã Lang Minh được nâng cao nhờ vào việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp vào vụ đông - xuân với năng suất cao, khoảng 12 tấn/hécta. Đến nay, toàn xã có 22 câu lạc bộ trồng bắp năng suất cao với trên 900 hộ dân tham gia”.
Tương tự như xã Lang Minh, nhiều địa phương khác của huyện Xuân Lộc cũng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm nâng cao thu nhập của nông dân. Trong đó, tập trung phát triển mạnh các vùng chuyên canh cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, như: bắp, tiêu, thanh long ruột đỏ... gắn với thực hiện chương trình cây, con chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
* Chăm lo an sinh xã hội
Bên cạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, trong những năm qua diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi với hệ thống kết cấu hạ tầng, như: đường, điện, trường học, trạm xá, nhà văn hóa được xây dựng khá đồng bộ, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của huyện. Trong đó, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và GD-ĐT có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện.
Tập trung nâng chất nông thôn mới Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật cho biết, tập trung nâng chất nông thôn mới với mục đích tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà cả hệ thống chính trị của huyện sẽ hướng đến trong thời gian tới. Theo đó, huyện sẽ tập trung chỉ đạo phát triển mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp; phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao của tỉnh. Đồng thời tiếp tục quy hoạch mở rộng, kêu gọi đầu tư và mở rộng các khu, cụm công nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, có năng suất, chất lượng cao và có tỷ trọng hàng hóa lớn, gắn với thị trường. |
Phó phòng y tế huyện Nguyễn Minh Hiền cho biết, đến nay đã có 15/15 xã, thị trấn đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã. Hầu hết các trạm y tế đều có từ 1-2 bác sĩ và được trang bị máy điện tim, máy siêu âm, máy xét nghiệm đơn giản... Bà Nguyễn Thị Lo, ấp Thọ Phước, xã Xuân Thọ, chia sẻ: “Hồi trước có bệnh, nhẹ thì tự mua thuốc uống, nặng thì ra Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh khám. Nay trạm y tế xã được trang bị đầy đủ, hễ bị bệnh là ra đây khám, đỡ tốn kém cho người dân rất nhiều”.
Trên lĩnh vực GD-ĐT có chuyển biến rõ nét với hệ thống các cấp học được phát triển rộng khắp đến tận vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất được quan tâm xây dựng theo hướng chuẩn hóa. Toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập bậc THPT. Đặc biệt, huyện Xuân Lộc cũng là địa phương có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao nhất tỉnh với 44/68 trường, đạt tỷ lệ 64,71%. Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm thực hiện, trong 5 năm qua, huyện đã huy động trên 19 tỷ đồng cho công tác này. Qua đó tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, không ngừng nâng cao dân trí vùng nông thôn.
Ngọc Thư