Báo Đồng Nai điện tử
En

Tạo chuyển biến tốt trong khu dân cư

05:09, 04/09/2013

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một gia đình văn hóa tham gia Ngày hội gia đình hạnh phúc của tỉnh năm 2013.
Một gia đình văn hóa tham gia Ngày hội gia đình hạnh phúc của tỉnh năm 2013.

Qua 15 năm triển khai phong trào cho thấy, địa phương nào thực hiện tốt phong trào này cũng từng bước đẩy lùi được các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội; xây dựng được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.

Chuyển biến ở khu dân cư

Ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom) là một điển hình trong phong trào TDĐKXDĐSVH. Ông Hà Đăng Bùi, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Lộc Hòa, cho biết cách đây 15 năm, đời sống của bà con nơi đây rất khó khăn. Lúc đó, trong ấp còn hàng chục hộ nghèo, nhiều nhà tạm, nhà dột nát; xung quanh ấp là những con đường nắng bụi, mưa lầy. Thế nhưng, từ khi thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, số hộ nghèo giảm đáng kể, đến nay chỉ còn 2,6%; số hộ khá, hộ giàu tăng, phần lớn người dân đều có việc làm ổn định, không còn nhà dột nát, lụp xụp. Đến nay đường sá, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế trong ấp đều được xây dựng đạt chuẩn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 907/1.007 ấp, khu phố văn hóa, chiếm 90,07%; 500 ngàn/513 ngàn hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 97,38%. Trên địa bàn tỉnh có ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom) được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba; ấp 2, xã Bình Lộc (TX.Long Khánh) được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; có 21 ấp, khu phố xuất sắc giữ vững danh hiệu liên tục 10 năm ấp, khu phố văn hóa; 54 ấp, khu phố văn hóa xuất sắc liên tục 5 năm trở lên được UBND tỉnh cấp bằng khen...

Ông Cao Văn Lên, Trưởng văn phòng Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH, khẳng định phong trào đã góp phần thúc đẩy toàn dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp. Hiện nay, số hộ giàu và hộ khá tăng nhanh, số hộ nghèo giảm đi rõ rệt. Nếu như năm 2000, toàn tỉnh có gần 53 ngàn hộ nghèo, chiếm 12,26% thì đến năm 2012, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,96% (theo chuẩn nghèo mới của tỉnh, cao hơn chuẩn nghèo quốc gia).

Không chỉ làm cho bộ mặt ấp, khu phố khang trang hơn, việc thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH còn góp phần giữ vững an ninh, trật tự trong khu dân cư. Đơn cử như, trước đây ở KP.9, phường An Bình (TP.Biên Hòa) từng là một địa bàn phức tạp với nhiều tệ nạn xã hội, khi thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Khu phố hiện không có tội phạm nghiêm trọng, 100% đường hẻm trong khu phố đều được bê tông nhựa nóng...

Xây dựng gia đình văn hóa

Bà Lưu Thị Phượng, Phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, cho biết gia đình văn hóa (GĐVH) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí “Gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư”.

Phát triển nhưng chưa thật sự bền vững

Theo Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh, hoạt động của phong trào trên địa bàn tỉnh tuy phát triển nhưng chưa thật sự bền vững. Trong những năm qua, có đến 253 ấp, khu phố bị rớt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa. Ngoài ra, một số địa phương khi thực hiện có biểu hiện chạy theo thành tích, mang tính hình thức. Một số khu phố không giữ vững danh hiệu văn hóa còn nhiều. Các ấp, khu phố tuy đã đạt danh hiệu nhưng vẫn còn các tệ nạn ma túy, mại dâm. Nhiều ấp, khu phố chưa có nơi làm việc, địa điểm sinh hoạt...

Riêng chương trình xây dựng gia đình văn hóa đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, như: tình trạng ly thân, ly dị, bạo lực gia đình, trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng tình dục, tệ nạn mại dâm, ma túy... có chiều hướng gia tăng. Lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều khó khăn, bất cập trong xử lý vi phạm hành chính. Cơ chế bảo vệ người bị bạo lực gia đình còn nhiều bất cập...

 

Qua nhiều năm triển khai xây dựng GĐVH, phong trào đã lan rộng từ tỉnh đến cơ sở, tạo hiệu quả trong đời sống xã hội. Hàng năm, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn GĐVH được nâng lên về số lượng và chất lượng. Nhiều gia đình trở thành gương sáng về phát triển kinh tế, nuôi dạy con tốt, là hạt nhân cho các phong trào của cộng đồng.

Ngoài ra, mô hình câu lạc bộ (CLB) gia đình phát triển bền vững ngày càng mở rộng, là nơi để các gia đình chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh đã xây dựng được 478 CLB gia đình, quỹ tương trợ phát triển kinh tế của các CLB có trên 300 triệu đồng. Riêng mô hình nhóm phòng, chống bạo lực gia đình triển khai từ 2009, đến nay có 915 nhóm đã góp phần giảm đáng kể số vụ phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, hòa giải được hàng trăm trường hợp gia đình có nguy cơ tan vỡ vì bạo lực gia đình.

Ngọc Thư

 

 

 

Tin xem nhiều