Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không quy định cụ thể 6 thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992. Đây là một sự tiến bộ vì Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, có giá trị lâu dài, còn số lượng các thành phần kinh tế có thể thay đổi theo thời gian, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không quy định cụ thể 6 thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992. Đây là một sự tiến bộ vì Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, có giá trị lâu dài, còn số lượng các thành phần kinh tế có thể thay đổi theo thời gian, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico). |
Tuy nhiên, dự thảo lần này đã cắt bỏ hẳn nội dung tại Điều 19 Hiến pháp năm 1992: “Kinh tế Nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Và dự thảo cũng không đề cập đến nội dung quan trọng của Cương lĩnh xây dựng đất nước được bổ sung và phát triển năm 2011 đó là: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Có thể vì những yếu kém vừa qua của một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước và sự phát triển chậm của thành phần kinh tế tập thể so với các thành phần kinh tế khác mà có người đã xem nhẹ vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Tuy nhiên, cần phải khẳng định doanh nghiệp Nhà nước chỉ là một bộ phận của kinh tế Nhà nước và mặc dù các thành phần kinh tế khác đang phát triển nhanh, mạnh và có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế đất nước, nhưng cần phải khẳng định doanh nghiệp Nhà nước vẫn đang giữ vai trò hết sức quan trọng, vai trò chủ đạo của nền kinh tế, là công cụ quan trọng của Nhà nước trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô và tiếp tục sẽ có sự phát triển song hành cùng các thành phần kinh tế khác. Với các cơ chế chính sách phù hợp, kinh tế tập thể chắc chắn cũng sẽ có sự phát triển khởi sắc hơn trong thời gian tới.
Mặt khác, một số yếu kém của một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua không thể đổ lỗi cho kinh tế Nhà nước, mà là do chưa có cơ chế chính sách quản lý doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả và do một số cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước chưa có tâm, chưa đủ tầm…
Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung vào khoản 2, Điều 54 của dự thảo một nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội XI của Đảng (năm 2011) đó là: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Việc này tạo điều kiện cho Nhà nước có công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định nền kinh tế đất nước và nhằm đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế đất nước chúng ta.
Nguyễn Thanh Tâm
(Phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm (Dofico)