Báo Đồng Nai điện tử
En

Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận

10:02, 25/02/2013

Điều 9 Hiến pháp năm 1992 quy định về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam “Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, viên chức Nhà nước” sau đó được thể chế hóa trong Luật MTTQ Việt Nam với những quy định khung về tính chất, mục đích, phạm vi đối tượng giám sát, hình thức giám sát, cơ chế kiến nghị của Mặt trận và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động giám sát của Mặt trận.

Điều 9 Hiến pháp năm 1992 quy định về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam “Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, viên chức Nhà nước” sau đó được thể chế hóa trong Luật MTTQ Việt Nam với những quy định khung về tính chất, mục đích, phạm vi đối tượng giám sát, hình thức giám sát, cơ chế kiến nghị của Mặt trận và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động giám sát của Mặt trận.

Cán bộ tham gia lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tập huấn nghiệp vụ do Sở Tư pháp tổ chức. Ảnh: P. hằng
Cán bộ tham gia lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tập huấn nghiệp vụ do Sở Tư pháp tổ chức. Ảnh: P. hằng

Hiện nay đã có hơn 30 đạo luật, 7 pháp lệnh và nhiều nghị định của Chính phủ quy định cơ chế giám sát của MTTQ Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thể hiện rõ quyền lực của nhân dân

[links(left)]Mục đích giám sát của Mặt trận là thể hiện rõ quyền lực của nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân,  để cơ quan Nhà nước, chính quyền tăng cường hơn công tác quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý, điều hành phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Qua giám sát chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân.Về lâu dài, giám sát góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Qua hơn 20 năm thực hiện Điều 9 của Hiến pháp 1992 về giám sát, trên thực tế vai trò giám sát của Mặt trận và nhân dân đã và đang đi vào đời sống xã hội. Tuy vậy, giám sát và hoạt động giám sát của Mặt trận vẫn là một khâu yếu và khó.

Cần hiểu rằng giám sát và phản biện xã hội cũng là việc thực hiện tốt mối quan hệ máu thịt  giữa nhân dân với Đảng và giữa nhân dân với Nhà nước. Giám sát, phản biện xã hội càng tốt, càng hiệu quả, thì Đảng càng mạnh, Nhà nước càng trong sạch, khối đại đoàn kết toàn dân càng được tăng cường, chế độ xã hội càng vững chắc.

Muốn giám sát được tốt cần có nhiều yếu tố, mà trước hết là phải có cơ chế, chính sách, pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng, nhất quán. Xã hội phải nhận thức đầy đủ về vai trò của giám sát. Hệ thống chính trị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự cần thiết tất yếu khách quan vai trò giám sát của hệ thống MTTQ để phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Đội ngũ cán bộ Mặt trận phải có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực, phẩm chất thực thi giám sát. Vị thế của tổ chức MTTQ phải được đặt đúng tầm trong hệ thống chính trị, quan tâm bố trí nguồn lực thực hiện.

Vai trò phản biện xã hội của MTTQ

Đại hội lần thứ X và XI của Đảng, được ghi trong Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) xác định vai trò phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam minh chứng cho xu hướng dân chủ hóa xã hội đã và đang diễn ra nhằm hướng tới mục tiêu là xây dựng một nhà nước Việt Nam “của dân, do dân và vì dân” mà trong đó người dân “được biết, được bàn và được kiểm tra” với tư cách là người chủ đích thực.  Nay tại Điều 9 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được bổ sung vai trò phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

Giám sát, phản biện là hai mặt hoạt động cơ bản trong công tác Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền. Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng sự đồng thuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc;  đưa các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 9 Hiến pháp viết về phạm vi đối tượng giám sát và phản biện gộp làm một là chưa chính xác, rõ ràng. Vì:

- Phạm vi đối tượng giám sát: là hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức.

- Phạm vi đối tượng của phản biện xã hội: là những dự thảo chủ trương của Đảng, dự án và các chính sách, pháp luật của Nhà nước trước khi ban hành.

Vì vậy cần chỉnh lý đoạn câu cuối của khoản 2 như sau: “Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức. Phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Viết rõ ràng và chính xác như vậy vừa đúng với Hiến pháp 1992 hiện hành về giám sát và chủ trương mới của Đảng về phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; đồng thời là cơ sở đối với việc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật sau này.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đức (Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh)

 

Tin xem nhiều