Báo Đồng Nai điện tử
En

Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa VIII: Hiến kế tháo gỡ khó khăn

08:07, 11/07/2012

Làm thế nào để giải tỏa các dự án “treo” để đời sống người dân được ổn định; biện pháp kéo giảm tai nạn giao thông; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế… Đó là những vấn đề được các đại biểu (ĐB) HĐND tỉnh bàn bạc sôi nổi tại phiên thảo luận tổ chiều 11-7...

Làm thế nào để giải tỏa các dự án “treo” để đời sống người dân được ổn định; biện pháp kéo giảm tai nạn giao thông; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế… Đó là những vấn đề được các đại biểu (ĐB) HĐND tỉnh bàn bạc sôi nổi tại phiên thảo luận tổ chiều 11-7...

[links(left)]Đa số ĐB đều nhận định, trong tình hình khó khăn như hiện nay, kết quả đạt được của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2012 là nỗ lực rất lớn. Tuy ở một số địa phương như: Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu tỷ lệ thu ngân sách đạt thấp (dưới 40%), nhưng một số ĐB cho rằng, đây là khó khăn chung của kinh tế nông nghiệp trong tình hình sản xuất nông sản, chăn nuôi bất lợi như hiện nay.

Các đại biểu tham gia thảo luận ở tổ
Các đại biểu tham gia thảo luận ở tổ

* Phải xử lý “dứt dạt” các dự án treo

Các dự án giao thông: chưa “giao” và cũng chưa “thông”

Bên cạnh ý thức tham gia giao thông của một số bộ phận người dân còn kém, thì việc đường sá hư hỏng, xấu, hạ tầng giao thông xuống cấp cũng là nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn giao thông. Thế nhưng, hiện nay nhiều dự án giao thông chậm triển khai do vướng trong khâu giải phóng mặt bằng. Tại các dự án lớn như: đường 769, cầu Hóa An, đường tránh Quốc lộ 1A… nhiều hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng, khiến các dự án bị ách tắc dù chủ đầu tư rất nóng ruột thi công.

Với các dự án giao thông nông thôn, để không bị “trầm ê”, các ĐB cũng đề nghị cần phân loại xem xét mức hỗ trợ đầu tư. Những dự án ở khu đông dân cư có thể sử dụng hình thức xã hội hóa, nhưng riêng các dự án ở vùng sâu vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, thì cần phải có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, không nên máy móc thực hiện bằng phương thức vận động, bởi người dân nơi đây đa số là nghèo, không có điều kiện.

Đó là ý kiến của ĐB Nguyễn Lục Hòa (Phó giám đốc Sở kế hoạch - đầu tư). Theo ông Hòa, hiện nay hầu như ở địa phương nào dân cũng kêu vì các dự án chậm triển khai, khiến người dân “đi cũng dở, ở chẳng xong”. Ông Hòa cho rằng, cần phải tổng rà soát lại các dự án, những dự án không khả thi nên thu hồi lại. Thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2012, tỉnh đã thu hồi chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư 34 dự án.

Nhiều ĐB cho rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các dự án triển khai không kịp thời là do các nhà đầu tư bị thiếu vốn. Vì vậy, trong tổng rà soát cũng nên làm rõ và có các giải pháp như tập trung vốn ngân sách cho các công trình trọng điểm, hoặc hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Tài chính cũng cần tham mưu tốt cho chính quyền để tìm cách gỡ khó cho dân. ĐB Nguyễn Văn Được (Bí thư Huyện ủy Long Thành) bổ sung: để hỗ trợ doanh nghiệp, cần có chính sách nhất quán từ chính quyền. Như trường hợp một doanh nghiệp triển khai dự án khai thác đất, đã thỏa thuận với dân mức bồi thường là 600 triệu đồng/hécta, nhưng đang trong quá trình thực hiện thì Nghị định 69 ra đời quy định mức bồi thường tăng lên đến 1,5 tỷ đồng/hécta. Người dân căn cứ vào đó phá vỡ thỏa thuận cũ, đòi tăng mức bồi thường, khiến cả hai bên đều “chết dở” vì doanh nghiệp thua lỗ, không thể tiếp tục triển khai dự án dù đã bỏ ra một số tiền rất lớn, còn người dân cũng không thể ở trở lại, bởi những hầm đất đã bị móc lên nham nhở. Mâu thuẫn vì thế xảy ra, biến nơi này thành “điểm nóng” về khiếu kiện và chính địa phương cũng đau đầu, không biết giải quyết cách nào.

* Đào tạo nghề phải gắn với việc làm

Chưa rõ trách nhiệm trong sử dụng chất cấm tạo nạc

Cử tri 2 huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom cũng như nhiều ĐB HĐND tỉnh đều có ý kiến trước việc một số cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm tạo thịt siêu nạc trong chăn nuôi, không chỉ gây hoang mang trong người tiêu dùng mà còn làm thiệt hại nặng nđến ngành chăn nuôi trên địa bàn. Thế nhưng, vẫn chưa thấy “địa chỉ” của cơ quan Nhà nước cụ thể nào chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhập khẩu, sản xuất, chế biến, tiêu thụ mặt hàng này.

Trên thực tế, việc “nạc hóa” trong chăn nuôi heo là một trong những Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX. Điều quan trọng là người chăn nuôi hiện nay rất thiếu thông tin, không biết được chất nào cấm sử dụng và chất nào được phép nên mới xảy ra tình trạng trên. Cho đến nay, theo phân cấp thì việc quản lý thức ăn chăn nuôi ở cấp tỉnh là của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn dựa trên danh mục do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành; quản lý tại cửa khẩu là của Hải quan, Cục Thú y, Bđội biên phòng; quản lý thị trường nội địa gồm Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Công thương. Cơ quan quản lý thì đầy đủ, nhưng khi xảy ra chuyện sử dụng chất cấm thì… dân chịu trách nhiệm!

Trước tình trạng chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn triển khai đã được 2 năm, tiêu tốn nhiều tiền của, nhưng giải quyết việc làm nông thôn vẫn đạt thấp, nhiều ĐB đã bức xúc đề nghị phải xem xét lại hiệu quả của toàn bộ chương trình. ĐB Nguyễn Văn Nải (Bí thư Thị ủy Long Khánh) cho rằng, cách triển khai chương trình như hiện nay là không ổn, bởi không thể đào tạo nghề lao động nông thôn theo ý thích của người học. Trên thực tế, hiện nay nhiều địa phương có đặc thù sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, rất thiếu lao động có tay nghề về kỹ thuật nông nghiệp nhưng nhiều người dân lại đăng ký học nghề…làm móng (nails), trang điểm, cắm hoa, nấu ăn, dẫn đến tình trạng học nghề xong vẫn không có việc làm.

ĐB Nguyễn Minh Nhựt (Phó bí thư Huyện ủy Xuân Lộc) thì đề nghị, để công tác đào tạo nghề lao động nông thôn thật sự có hiệu quả, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, đoàn thể và địa phương để khảo sát, đánh giá chính xác nhu cầu về nghề của địa phương, đối tượng và chất lượng đào tạo. Việc đào tạo nghề cũng phải gắn với địa chỉ việc làm, phải có nơi đặt hàng “đầu ra”, không nên đạo tạo tràn lan gây lãng phí. ĐB Nguyễn Thị Thanh Hoa (Chủ tịch Hội LHPN tỉnh) góp ý, cần gắnđào tạo nghề với giải pháp hỗ trợ vay vốn ngân hàng từ 20-30 triệu đồng/trường hợp để phát triển kinh tế gia đình.

* Quan tâm đến an dân

Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2012, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn đã

tăng 20,5%, số người chết tăng 33,6% và số người bị thương tăng 14,5%, khiến nhiều ĐB không yên tâm. Nhiều ĐB đề nghị, bên cạnh giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, cần phải có biện pháp chế tài mạnh, xử lý nặng và nghiêm người vi phạm, đi kèm theo việc phạt tiền còn phải phạt lao động công ích để mang tính răn đe.

Với tình trạng ô nhiễm môi trường, các ĐB đề nghị bên cạnh biện pháp xử lý các đơn vị gây ô nhiễm, còn phải tăng cường thanh, kiểm tra đề phòng tái phạm. Riêng ĐB Nguyễn Văn Điệp (Sở Giao thông-vận tải) cảnh báo tình trạng một số đơn vị sử dụng chất thải làm đường, về lâu dài sẽ hết sức nguy hiểm, cần phải chấn chỉnh ngay từ bây giờ.

Về tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp (25% so với kế hoạch), ĐB Nguyễn Thị Hồng Ngân (Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội luật gia) góp ý cần phải tăng cường và củng cố chất lượng nguồn nhân lực cho công tác này, vừa để đẩy nhanh tiến độ, vừa tránh được những sai sót thường gặp ở các khâu đo vẽ, tách thửa, dẫn đến chậm trễ.

Nhiều ĐB thống nhất với ý kiến cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải “an dân” bằng cách thông tin kịp thời, đầy đủ, minh bạch và chính xác đến người dân về các vấn đề dư luận quan tâm, có như thế người dân mới hiểu rõ và tin tưởng vào chính quyền. Chẳng hạn, trong xử lý các đơn vị gây ô nhiễm vừa qua, vấn đề không phải ở cách làm, mà chính là việc chính quyền thiếu thông tin đến người dân, dẫn đến việc bức xúc, khiếu kiện, gây dư luận không tốt.

Đề nghị chưa thông qua Đề án vận động nguồn lực củng cố xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em giai đoạn 2012-2016

Dù đây là đề án nhằm hướng đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, nhưng nhiều ĐB đã đề nghị chưa thông qua Đề án vận động nguồn lực củng cố xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em giai đoạn 2012-2016. Tuy đề án chỉ vận động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tự nguyện đóng góp mỗi người 1 ngày lương/năm, nhưng nếu HĐND ra Nghị quyết sẽ là văn bản quy phạm pháp luật, trái với Chỉ thị 24 của Chính phủ. Vì thế, các ĐB đề nghị chỉ nên áp dụng các hình thức vận động khác để đóng góp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em.

Riêng đối với Đề án xây dựng và phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đến năm 2020, các ĐB đề nghị cần xem xét kỹ hơn về tính khả thi, bởi nguồn vốn phân bổ là rất lớn. ĐB cũng đề nghị Khu bảo tồn cần ưu tiên thực hiện việc ổn định đời sống của người dân 2 xã Mã Đà và Hiếu Liêm.

Thanh Thúy

Tin xem nhiều