Báo Đồng Nai điện tử
En

Hết mình vì tổ quốc, hết lòng vì bà con

10:07, 25/07/2012

Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hiệp Hòa, năm 12 tuổi (tháng 8-1945), Nguyễn Thanh Sơn tham gia cách mạng, hoạt động liên tục từ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1973, sau khi Hiệp định Genevè được ký kết, từ nhà tù Phú Quốc, ông được trả về ở Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hiệp Hòa, năm 12 tuổi (tháng 8-1945), Nguyễn Thanh Sơn tham gia cách mạng, hoạt động liên tục từ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1973, sau khi Hiệp định Genevè được ký kết, từ nhà tù Phú Quốc, ông được trả về ở Sầm Sơn (Thanh Hóa). Tại đây, ông tiếp tục hoạt động cách mạng với cương vị cán bộ tổ chức của Ban đón tiếp T72 (chuyên đón anh em ra tù). Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, cũng như bao người khác, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Thanh Sơn chăm sóc cây kiểng trong vườn.
Ông Nguyễn Thanh Sơn chăm sóc cây kiểng trong vườn.

Không cam chịu  khó khăn, sau khi nghỉ hưu, ông đã cùng với gia đình sắm ghe, sắm lưới đánh bắt cá, nuôi cá bột, cá thịt. Nhờ làm ăn kinh tế hiệu quả mà cuộc sống của gia đình ông được cải thiện hơn. Noi gương cha, 5 người con của ông vì thế đều cố gắng học tập và thành đạt. Ông vẫn sống giản dị và gần gũi với mọi người. Nếu như trong thời chiến ông sống hết mình vì Tổ quốc thì về với cuộc sống đời thường, ông lại hết mình với nhân dân. Ông là người vận động các tổ nhân dân trong xã xin đá đổ đường, tu bổ đường sá tại địa phương, giúp người dân xã Hiệp Hòa, nhất là ấp Nhất Hòa đi lại dễ dàng hơn trong mùa mưa. Bên cạnh đó, ông còn tích cực vận động nhân dân, các nhà hảo tâm, đoàn thể đóng góp tiền và hiện vật để trùng tu tôn tạo lại di tích lịch sử văn hóa đình Bình Quan (nơi gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Biên Hòa) làm nơi thờ cúng, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, trị giá trên 3 tỷ đồng.  Hiện ông là Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Bình Quan. Từ khi ông quản lý, vào những ngày lễ, tết ông đều tổ chức để nhân dân thắp nhang tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Ông cho rằng, điều này không chỉ làm cho người dân hiểu đúng về sự hy sinh của các anh hùng mà còn giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng, nâng niu những gì chúng đang thừa hưởng.

Gia đình thương binh Nguyễn Thanh Sơn  luôn là tấm gương mẫu mực về sự nỗ lực vươn lên, nuôi dạy con cái thành đạt mà còn là tấm gương về lối sống cần, kiệm, liêm, chính theo lời dạy của Bác Hồ trong gia đình và tại địa phương.

N.Sơn

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích