Báo Đồng Nai điện tử
En

Thời gian giá bao nhiêu?

10:06, 17/06/2012

Đọc bài “Không đi làm vẫn lãnh lương” của Nhà giáo Đào, tui thấy buồn nẫu ruột, biếng ăn chiều, bỏ trà tối, nằm ì ở tấm phản, bụng nghĩ quẩn lo quanh. Đúng quá rồi, hiện tượng Nhà giáo Đào chỉ ra nhãn tiền, đến mức gần như quen thuộc, tưởng là vô hại, nhưng thực là nguy hại.

Đọc bài “Không đi làm vẫn lãnh lương” của Nhà giáo Đào, tui thấy buồn nẫu ruột, biếng ăn chiều, bỏ trà tối, nằm ì ở tấm phản, bụng nghĩ quẩn lo quanh. Đúng quá rồi, hiện tượng Nhà giáo Đào chỉ ra nhãn tiền, đến mức gần như quen thuộc, tưởng là vô hại, nhưng thực là nguy hại. Cán bộ, công chức, học sinh, thầy giáo ... đều có hiện tượng “cắt đầu xén đuôi” giờ làm việc, giờ học hành một cách tùy tiện. Ấy là phí phạm thời gian.

Thời gian là gì? Nhà khoa học Stephan Hawking gì đó cho rằng: Thời gian là một đại lượng gắn với mọi vật, công bằng với mọi người. Thời gian là tài sản thiên phú, mỗi người đều được và chỉ được 24 giờ trong ngày. Giá trị của thời gian lệ thuộc vào người sử dụng nó. Thuộc tính của thời gian gắn với  vận động của vạn vật, một đi không trở lại.  Cho nên, cùng một thời gian, có người làm nên nghiệp lớn, có người buông đời trôi xuôi. Cùng ý thức về thời gian, có người tự tin với câu hát: “Thời gian em nắm trong tay, cho đêm ngắn lại cho ngày dài ra” (Vọng cổ: Dệt chặng đường xuân);  lại có người than thở, tiếc nuối: “Thời gian trôi qua kẽ tay, còn đâu hơi ấm ngày nào ... Xin cho tôi thời gian, để tìm lại em trong ký ức xưa” (Thơ: Thời gian).

Cảm nhận về thời gian, mỗi người một hoàn cảnh, có khác. Học sinh thi rớt đại học hiểu rõ về cái giá của một năm ôn thi lại; bà mẹ chuẩn bị sinh con trân trọng từng ngày từng giờ lắng nghe nhịp tim thai; có bài diễn văn nắn nót 3 phút để làm nên lịch sử (truyện ngắn của Phùng Quán); có sự vượt mình từng giây của vận động viên để vinh danh quốc gia. Vậy mà, người ta nỡ lòng nào lãng phí thời gian hàng giờ trong mỗi buổi họp, hàng ngày trong tuần làm việc, hàng tháng trong kế hoạch năm! Có ai cảm thấy xấu hổ đưa tay lãnh lương trọn tháng khi đã không làm việc đủ giờ?

Nghĩ đến đây, tui lại nhớ bài học về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Bác Hồ đã dạy và luôn làm gương về CẦN, KIỆM. Chữ cần, kiệm theo lời dạy của Bác Hồ không có nghĩa chỉ là việc làm ra nhiều tiền và tiết kiệm tiền. Cao cả hơn điều ấy là phải biết sử dụng thời gian và tiết kiệm thời gian.

Có người đã tính được, với thanh sắt 5kg, nếu làm đinh thì bán được 10 đồng, nếu làm kim thì bán được 300 đồng, nếu làm lò xo thì bán được 25 ngàn đồng. Với thời gian, không thể tính được bằng đại lượng thông thường. Nhưng, biết là nó vốn quý, quý hơn mọi thứ của cải, vật chất. Ông bà mình hay nói: “Thời gian quý hơn vàng”! Vàng đang lên giá ào ào. Vậy, giá thời gian là sao đây ta? Liên quan đến giá cả, phải hỏi chị Tám Tía cho chắc ăn. Nhớ đến chị tám Tía, tui lại nóng lòng với thời gian.

Ngày mai ơi, mau đến đi, để tui hỏi chị Tám Tía của tui: “Giá thời gian là bao nhiêu?”.

Ong Mật

 

 

Tin xem nhiều