Mới cho học sinh thi xong, công việc làm hồ sơ, sổ sách cũng khá ổn nên nhận được tin nhắn của một anh bạn nhà báo mời uống cà phê, tôi liền tới ngay. Vừa thấy, anh bạn cười mừng rỡ. Chả là hẹn hoài mới gặp vì giờ giấc của chúng tôi khá đầy. Anh rảnh thứ bảy còn tôi chỉ chủ nhật.
Mới cho học sinh thi xong, công việc làm hồ sơ, sổ sách cũng khá ổn nên nhận được tin nhắn của một anh bạn nhà báo mời uống cà phê, tôi liền tới ngay. Vừa thấy, anh bạn cười mừng rỡ. Chả là hẹn hoài mới gặp vì giờ giấc của chúng tôi khá đầy. Anh rảnh thứ bảy còn tôi chỉ chủ nhật. Chưa ngồi xuống ghế, tôi đã nghe anh trách:
- Hẹn thầy giáo khó hơn hẹn ngôi sao ca nhạc hay bóng đá!
LTS: Chuyên mục Trong nhà ngoài ngõ số này Ong Mật dành cho Nhà giáo Đào - một nhà giáo hiện đang công tác trong ngành GD-ĐT Biên Hòa hầu chuyện bạn đọc. Rất mong bạn đọc tham gia góp ý, nhận xét và tham gia viết bài cho chuyên mục. Trân trọng. ĐN |
- Lương không đủ sống phải chịu cày chứ sao, ông?
- Chạy sô như ông mà cứ vẫn than nghèo, đến hẹn bạn bè ly cà phê thôi cũng chẳng có thời gian!
- Thì mình là lính nên không ăn cắp được giờ của Nhà nước. Mà nói thiệt ông nha, nghỉ một ngày không lên lớp là trừ lương, trừ thu nhập cuối năm vài trăm ngàn đồng chứ chẳng chơi.
- Ông nhìn kìa, toàn công chức… nhà nước đấy thôi!
Vừa nói, anh bạn vừa chỉ tay sang các bàn khác trong quán, đầy ắp dân công chức đã hơn 8 giờ còn ngồi nhâm nhi cà phê và chuyện Đông, chuyện Tây. Qua bộ đồng phục công sở chúng tôi biết rõ họ đang làm ở đâu. Hèn gì lâu nay dân kêu đến cơ quan công quyền đều phải chờ công chức. Làm chỉ một hồ sơ đơn giản cũng phải đi lại ba bốn lần, có khi còn hẹn tới hẹn lui.
- Chuyện đó thì ngay ông bí thư một tỉnh đồng bằng đã nói, công chức tỉnh có tới 30% có mặt chỉ để lãnh lương!
- Đó chỉ là con số phỏng chừng thôi. Có nơi còn vượt xa số đó. Này nhé, ông thấy đội ngũ công chức của ta khá nhiều người có thói quen sáng đi cà phê tới cơ quan trễ về nghỉ trưa sớm. Chiều đi làm muộn, nhưng 3, 4 giờ chiều là chuông điện thoại reo, tin nhắn tới tấp hẹn nhau địa điểm... nhậu. Không tin ông cứ vô con đường “ăn nhậu“ mới mở sẽ rõ.
- Tưởng gì mới chứ, vấn đề này xưa quá rồi nhà báo ơi. Nhiều người làm việc trên bàn nhậu không à. Từ A đến Z đều phải nhậu mới được việc. Cái phí hao tốn cho một phi vụ quả không nhỏ đâu nghen.
- Tôi thấy ông là nhà giáo mà biết thời cuộc chẳng kém tụi tôi đó nghe. Nhưng tôi vẫn khoái ngành ông nhất, lúc nào cũng mô phạm, gương mẫu. Giờ giấc cứ như đồng hồ chuẩn quốc tế.
- Ai bảo ông vậy, chỉ giáo viên tụi tôi là không “ăn cắp” được giờ của học sinh và Nhà nước thôi chứ nhiều vị “quan” giáo dục cũng có khác gì công chức ngành khác. Ngành khác còn đi trễ về sớm để lãnh lương chứ có nhiều vị cán bộ quản lý ngành tôi không tới trường nhưng lương cũng vẫn đầy thẻ ATM.
- Trời! Ông nói chuyện viễn tưởng?
- 100% là thật. Mới đây thôi, Phòng GD-ĐT chỗ tôi đã mời hơn chục vị hiệu trưởng, hiệu phó các trường lên xơi nước về cái khoản thứ 7 nào cũng tự ý bỏ trường đi học cử nhân quản lý giáo dục. Các vị này qua mặt phòng đi học chẳng xin phép mà cũng chẳng báo ai, đi học chui.
- Ông nói lạ nhỉ, đi học nếu nhà trường không bao che thì đi được à?
- Cái kim trong bọc lâu rồi cũng lòi ra thôi. Tính ra học xong, lấy bằng cử nhân, các vị đó không đi làm nhưng lãnh tiền lương của Nhà nước đâu phải là ít. Nghe nói Phòng GD-ĐT đang làm văn bản cho các vị này đi học luôn, để chức hiệu trưởng, hiệu phó cho người khác làm.
- Trời, cấp trên ông làm nghiêm vậy sao?
- Thì tôi nghe nói vậy. Không nghiêm mai mốt xử giáo viên ai nghe.
- Nhưng tôi lại nghĩ khác, vụ này sẽ chìm xuồng!
- Nhà báo chỉ nhìn đời bằng lăng kính tối om. Sếp trưởng phòng tôi lẽ nào để các vị đó không đi làm mà vẫn lãnh lương?!
Nhà giáo Đào