Báo Đồng Nai điện tử
En

Tái cơ cấu nền kinh tế phải hướng tới quá trình chuyển đổi mang tính đột phá

04:06, 08/06/2012

Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, ngày 8-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, ngày 8-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận . Ảnh: TTXVN
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận . Ảnh: TTXVN

Đa số ý kiến các đại biểu đều khẳng định, do thời gian gần đây nền kinh tế nước ta đã bộc lộ không ít yếu kém nội tại, tăng trưởng GDP đang có xu hướng chậm lại, lạm phát luôn ở mức khá cao, các cân đối vĩ mô chưa vững chắc, nợ nước ngoài và nợ công ở mức cao, nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng… nên cần thiết phải thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, đề án chỉ mới xác định khung định hướng chung của tái cơ cấu kinh tế và nhóm các giải pháp chủ yếu thực hiện tái cơ cấu kinh tế tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, mà chưa nêu bật được điểm đặc trưng cần thiết phải tái cơ cấu nền kinh tế, giải pháp cụ thể, cách thức, lộ trình thực hiện đề án, tác động khi thực hiện đề án…

Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, trong quá trình triển khai thực hiện đề án phải xác định rõ trách nhiệm, vai trò của từng người đại diện chủ sở hữu, vai trò của quản lý…và có cơ chế minh bạch giám sát, vấn đề huy động nguồn vốn như thế nào trong quá trình thực hiện tái cơ cấu…Tuy nhiên, trong 6 mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ, chưa thấy đề cập đến vấn đề con người, vì vậy các đại biểu đề nghị bổ sung mục tiêu hướng đến phục vụ con người. Mặt khác, theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020, Đảng đã xác định phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhưng thời gian qua, người nông dân vẫn chưa được hưởng tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế mặc dù họ có đóng góp rất quan trọng. Do vậy, các đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm đến vấn đề này. Trong đó, cần quan tâm đến đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các đại biểu còn đề nghị, đề án cần làm rõ toàn bộ nguồn lực quốc gia sẽ được phân bổ như thế nào? Những công việc cụ thể cần dùng nguồn lực của nhà nước hoặc nguồn lực của xã hội? Vai trò của nhà nước trong tổng thể quá trình tái cơ cấu nền kinh tế?... Do vậy, để hoàn thiện đề án phải lựa chọn đúng điểm đột phá; tái cơ cấu phải hướng tới quá trình chuyển đổi mang tính đột phá, phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng với mục tiêu nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Nhiều đại biểu cũng cho rằng, kinh tế vùng có vai tròất rquan trọng trong nền kinh tế, cho nên cần hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý. Vì, thực tế hiện nay các vùng kinh tế chưa phát huy hết lợi thế, còn lúng túng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý mỗi vùng và sự liên kết giữa các địa phương trong vùng và các vùng với nhau. Các vùng kinh tế chủ lực chưa thực sự phát huy được vai trò đầu tàu để lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển…

P.V (Tổng hợp)

Tin xem nhiều