Báo Đồng Nai điện tử
En

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII: Khoan sức dân - khoan sức doanh nghiệp

11:06, 08/06/2012

Không khí của nghị trường ngày 7-5 thực sự “nóng” bởi hầu hết các ý kiến của các đại biểu (ĐB) Quốc hội đều xoáy vào hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc hiện nay, như: suy giảm kinh tế, thất thoát vốn của khối doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, thực trạng khó khăn của doanh nghiệp…

Không khí của nghị trường ngày 7-5 thực sự “nóng” bởi hầu hết các ý kiến của các đại biểu (ĐB) Quốc hội đều xoáy vào hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc hiện nay, như: suy giảm kinh tế, thất thoát vốn của khối doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, thực trạng khó khăn của doanh nghiệp…

TÌM GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

Các đại biểu (ĐB) cho rằng những kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ triển khai trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 đều đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là trong mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc  (đơn vị Đồng Nai) phát biểu tại hội trường ngày 7-6.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đơn vị Đồng Nai) phát biểu tại hội trường ngày 7-6.

Tuy nhiên, hầu hết các ĐB đều bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về sự suy yếu của nền kinh tế nước ta năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Đó là việc thực hiện thắt chặt tín dụng đã làm cho nền kinh tế suy giảm: Năm 2011, trong 7 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt, thì có không ít các chỉ báo kinh tế quan trọng, như: tốc độ tăng GDP chỉ đạt 5,89%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7-7,5%. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng lên tới 18,13% vào cuối năm... Sang quý I - 2012, tốc độ kinh tế tăng trưởng 4%, tín dụng tăng trưởng âm, giải ngân nguồn vốn đầu tư cơ bản là thấp so với kế hoạch. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 4 tháng đầu năm, cả nước có trên 17.700 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ.

Trước thực trạng đó, các ĐB đã thảo luận về nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong năm 2012. Theo đó, các ý kiến thảo luận đề nghị từ nay đến cuối năm, Chính phủ cần tiếp tục kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, đặc biệt thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát theo hướng linh hoạt hơn, nhất là các chính sách về tài khóa, tín dụng theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp “khoan sức dân - khoan sức doanh nghiệp”, như: xem xét tính hợp lý của lương và thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh giải ngân ngân sách theo hướng kích thích thị trường, hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Giải trình trước Quốc hội về những biện pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước dự kiến phối hợp với các bộ, ngành thành lập công ty mua bán nợ quốc gia góp phần xử lý khoản nợ trên dưới 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc bảo toàn vốn, giảm trần lãi suất huy động và cho vay...

THUỐC ĐẶC TRỊ MINH BẠCH VÀ CÔNG TÂM

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:

Có nhiu nguyên nhân dn đến hn chế, nhưng theo tôi đáng quan ngi nht là năng lc “lng nghe” ca Chính ph. Nhìn li trong mt chng thi gian dài hơn mi k hp, chúng ta s thy có rt nhiu vn đề đã được cnh báo đến t phát biu ca nhiu nhà khoa hc hay các nhà hot động xã hi, trong đó có nhng đại biu Quc hi, t rt nhiu cuc hi tho, đề tài nghiên cu…  mà Chính ph chm tiếp thu để ri thc tin chng minh nhng li cnh báo đã tr thành hin thc. Năng lc lng nghe ca Chính ph b hn chế, do Chính ph chưa tin vào dân, vào nhng người không nm trong b máy tư vn gn gũi ca Chính ph hay còn vì “li ích nhóm”?

Báo cáo trước Quốc hội về tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Tính đến cuối 2010, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng vốn tài sản 1.799 ngàn tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 1.088 ngàn  tỷ đồng, như vậy vốn của chủ sở hữu vẫn còn 40%.

Đồng quan điểm với các ĐB khác phản ánh tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc - đơn vị Đồng Nai phân tích: “Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất, trong đó vai trò động lực hàng đầu  cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất. Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm trong công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến dường như không có? Còn nhắc đến con số những thất thoát ngân sách khổng lồ, gắn với những đổ vỡ của một vài tập đoàn, như: Vinashin, Vinaline thì có ai không xót ruột…”.

Nhiều ĐB cho rằng liều thuốc hiện nay cho nền kinh tế - xã hội nước ta là phải minh bạch và công tâm. Các ĐBQH cũng kiến nghị Chính phủ báo cáo đánh giá đầy đủ, đúng mức kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế; chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là nguyên nhân yếu kém của từng lĩnh vực; làm rõ các yếu tố chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội.

Thùy Trang (tng hp)

 

 

Tin xem nhiều