"Chàng" là người Nam bộ với tính cách năng động, hào sảng, hiếu khách, trọng tình. "Nàng" là con gái xứ Bắc đôn hậu, đoan trang, dịu dàng, ý tứ. Tình yêu và lý tưởng cộng với bổ khuyết tuyệt vời ấy đã làm nên những mối tình đẹp...
* Giữ nếp nhà, dù Nam hay Bắc...
Tôi gặp bà Nguyễn Thị Nhung trong dáng
Cô chú Năm Lâm trong ngày mừng thọ 70 tuổi của chú Năm.
Chia sẻ kinh nghiệm bổ khuyết khi "con gái xứ Bắc lấy chồng
Đồng Nai", bà nói: "Những khác biệt về vùng miền trong đời sống vợ chồng là có, để san lấp, mỗi người bớt đi một chút cái tôi. Người Hà Nội nhạy cảm và dễ thích nghi, từ bé được bà, rồi mẹ dạy phải biết quán xuyến gia đình, nên khi lấy chú là người miền Nam, cô luôn để mắt đến mọi việc nhà chồng, phần để hiểu hơn phong cách người miền Nam, phần để biết mà ứng xử cho khéo... Giữ được nếp nhà là quan trọng, không kể Nam hay Bắc".Chú N
ăm Lâm góp chuyện: "Tôi biết ơn vợ vì thời trai trẻ, tôi mải chinh chiến, cô ấy đã một mình nuôi dạy các con, tạo nền tảng cho gia đình này. Xuống nhà thờ của gia đình thấy đấy, chính cô đề nghị xây gian thờ ấy để phụng kính tổ tiên bên chồng, hàng ngày hoa tươi, nhang đèn đầy đủ. Cách cô ấy giáo dục con lễ nghĩa, phép tắc qua tấm gương người mẹ, đấy là cái hay của người vợ Bắc. Một nếp nhà ấm êm, được chăm sóc chu đáo cùng những đứa con thành đạt là phần thưởng quý giá cho chú. Công đầu thuộc về cô".* Tài sản cho con: Tri thức
Cô Lưu Thị An Biên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật
Đồng Nai là "bà nhà" của chú Hai Nà (Phạm Văn Nà, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh)... Cô An Biên quê gốc Nam Định, sinh ra ở Hải Phòng, phần lớn thời gian sống tại Hà Nội nên người phụ nữ này vừa có vẻ đẹp nền nã của cô gái phố biển, vẻ thanh lịch, đôn hậu của cô gái Hà thành và sự am hiểu rộng của người vùng đất học Nam Định nổi tiếng nhiều nhân tài.Ở tuổi thất thập, nhưng cô An Biên vẫn giữ
được dáng vẻ khoan thai, ý tứ, lễ nghĩa kiểu truyền thống, giọng Bắc vẫn ngọt như rót mật. Chị Phương Lan - con gái cô An Biên - nói với tôi: "Ba em bị "khuất phục" bởi giọng nói của mẹ đấy". Được thừa hưởng nếp nhà gia giáo, được dạy phải đảm đang, tận tụy, nên trong hoàn cảnh chồng thường xuyên đi công tác xa, cô An Biên vừa đi dạy vừa thay chồng nuôi dạy các con. Thời chiến tranh, mỗi sáng cô địu con phía trước, chở con phía sau xe đạp đi dạy. Nối gót truyền thống hiếu học của gia đình, cô luôn tạo điều kiện để các con phát triển kỹ năng, giúp con tự khám phá những thông tin mới mẻ. Cô nói với con: "Cha mẹ không có tài sản gì để lại, chỉ cho con tri thức làm hành trang". Đến bây giờ, các con đã thành đạt nhưng cô An Biên vẫn tiếp tục cập nhật thông tin cho con qua việc mỗi ngày đọc 8 tờ báo, thấy bài nào liên quan đến ngành nghề của con, cô lại giới thiệu hoặc cắt lại để các con đọc, rồi cùng tham gia giáo dục và định hướng học hành cho các cháu. Về những khác biệt Bắc - Nam trong đời sống gia đình, cô An Biên nói: "Không biết những gia đình khác thế nào, nhưng ở gia đình cô lại tạo thêm sự phong phú trong sinh hoạt, ít nhất là các con cô có thêm vốn từ ngữ để giao tiếp, sinh hoạt văn hóa phong phú hơn và thực đơn hàng ngày có gấp đôi những món ăn của cả hai miền. Điều đó rất thú vị".* Khác biệt vùng miền: Chuyện nhỏ
Trong mối tình của chú N
ăm Bình (Huỳnh Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) khác biệt Bắc - Nam chỉ là... chuyện nhỏ. Trước khi lấy cô Năm (bà Đặng Thị Tơ) - người con gái xứ Nghệ xinh đẹp, phúc hậu và bản lĩnh, chú Năm đã có "thâm niên" hơn chục năm tập kết ra Bắc, vì thế chú khá quen thuộc với nếp sinh hoạt của người Bắc.
"
Cô chú Năm Bình ngày mới cưới.
Có một câu ca dao thế này: "Nồi
đồng thì úp vung đồng. Con gái xứ Bắc lấy chồng Đồng Nai" có ý rằng: Sự khác biệt về tính cách vùng miền trong đời sống vợ chồng như ba mối tình nồng nàn trên dường như là sự bổ khuyết tuyệt vời, trọn vẹn, cho hạnh phúc của họ tròn đầy hơn.Phương Uyên
(Các ảnh do nhân vật cung cấp)