Việt Nam còn bao nhiêu “ông ba mươi” sống ngoài tự nhiên hoang dã? Số lượng chưa thể xác định chính xác, nhưng chắc chắn một điều, cọp hoang dã ở Việt Nam đang giảm nhanh về số lượng và đứng trước nhiều nguy cơ...
Việt
* Cọp nuôi nhiều hơn cọp hoang dã!
TS. Scott Roberton, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) cho biết, tại Việt
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên (PN), cho biết: “Còn không quá 100 con cọp hoang dã ở Việt Nam là số liệu khảo sát cách đây 10 năm, còn hiện nay chắc chắn con số này đã giảm nhiều”.
Ông Lê Đức Thiện, cán bộ Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) có cùng nhận định khi cho rằng: “Quần thể cọp đang suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới. Ước tính không quá 50 cá thể cọp đang tồn tại trong tự nhiên ở Việt
* Gây nuôi không phải là bảo tồn
Nhiều người cho rằng, khi cọp hoang dã bị săn lùng ráo riết, thì hoạt động gây nuôi (cho sinh sản và nuôi nhốt) là một cách bảo tồn. TS. Scott trả lời ngay: “Đó là cách hiểu chưa đầy đủ. Gia tăng số lượng cọp trong điều kiện nuôi nhốt chỉ thực sự có ích cho các cá thể cọp hoang dã nếu được nhân giống nhằm bảo tồn. Hiện tại, việc nuôi cọp dễ, cho cọp đẻ cũng dễ, nhưng nhân giống cọp nhiều, không đảm bảo thời gian giữa các lần sinh, tình trạng lai cận huyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn gien. Mặt khác, cọp sau thời gian nuôi nhốt, thả về rừng sẽ khó hòa nhập hơn do bản năng sinh tồn kém vì mất dần tập tính hoang dã. Do đó, bảo tồn cọp hoang dã trong tự nhiên là tốt nhất!” - TS. Scott nhấn mạnh.
Tại hội thảo về động vật hoang dã diễn ra cuối năm 2009 tại tỉnh Bình Dương, nhiều nhà khoa học của các tổ chức nêu trên đã thống nhất: Hãy trả các loài động vật hoang dã về đúng với bản chất tự nhiên của nó. Bảo vệ các loài động vật quý hiếm, trong đó có cọp, không thể bảo tồn theo kiểu gây nuôi.
Hiện nay, cọp Đông Dương là một phân loài cọp được xem là quý hiếm nhất, phần lớn sống tại Việt Nam, vì thế WWF đang giúp Việt Nam xây dựng Chiến lược bảo tồn cọp với 3 hoạt động chính: Bảo tồn sinh cảnh cho cọp sinh sống; huy động nguồn hỗ trợ cho công tác bảo tồn tại chỗ (sinh cảnh tự nhiên, sinh sản tự nhiên và tập tính tự nhiên); ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán cọp...
“Bảo tồn cọp hôm nay để mai sau con cháu chúng ta còn được thấy cọp thật trong những cánh rừng. Đừng để thế hệ tương lai chỉ biết cọp bằng giấy hay cọp... nhồi bông” - ông Lê Đức Thiện, cán bộ WWF, nói.
Phương Liễu