Sinh thời, cha tôi thường nói với con: “Đến đâu cha cũng thấy vàng và tiền treo lơ lửng trước mặt, chỉ cần đưa tay hái bỏ vào túi”. Hồi còn học cấp một, tôi cứ tấm tắc cha mình giỏi thật, hẳn cụ có phép thần. Lớn lên vào cấp hai, cấp ba, tôi hỏi cụ lý do của biệt tài ấy. Cụ nói: “Mỗi một địa phương trời cho một đặc điểm, một thế mạnh. Nếu nhận ra và biết khai thác chúng ắt có tiền”. Lên đại học, làm quen với công việc nghiên cứu, tôi lại hỏi cụ những kinh nghiệm đúc kết được. Cụ nói: “Chung quy, một quá trình tư duy có 4 công đoạn “điều, phân, tổng, phổ” (điều tra, phân tích, tổng kết, phổ biến)”.
Sinh thời, cha tôi thường nói với con: “Đến đâu cha cũng thấy vàng và tiền treo lơ lửng trước mặt, chỉ cần đưa tay hái bỏ vào túi”. Hồi còn học cấp một, tôi cứ tấm tắc cha mình giỏi thật, hẳn cụ có phép thần. Lớn lên vào cấp hai, cấp ba, tôi hỏi cụ lý do của biệt tài ấy. Cụ nói: “Mỗi một địa phương trời cho một đặc điểm, một thế mạnh. Nếu nhận ra và biết khai thác chúng ắt có tiền”. Lên đại học, làm quen với công việc nghiên cứu, tôi lại hỏi cụ những kinh nghiệm đúc kết được. Cụ nói: “Chung quy, một quá trình tư duy có 4 công đoạn “điều, phân, tổng, phổ” (điều tra, phân tích, tổng kết, phổ biến)”.
Ra trường, làm việc tại một cơ quan vừa tác chiến, vừa nghiên cứu lại vừa đào tạo, tôi áp dụng những điều cha tôi đã áp dụng quả hiệu nghiệm lắm. Song, chưa thỏa mãn, tôi nỗ lực tìm tòi thêm. Thú vị thay, tôi tâm đắc với cách làm của một Việt kiều tài ba tại Pháp nửa sau thế kỷ XX. Đó là ông Trần Văn Thình, bạn học thời phổ thông và đại học của cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac và cựu Thủ tướng Pháp Michel Rocard. Với cương vị đại sứ thương mại của EEC, ông đã tổ chức thành công 82 cuộc đàm phán kinh tế với các đối tác ngoài EEC, đem lại nguồn lợi lớn. Có người coi ông là "nhân vật xuất chúng" và hỏi kinh nghiệm. Ông nói: "Chính cái giá trị sống mà tôi theo đuổi đã giúp tôi thành công. Khi làm những công việc hệ trọng, tôi thường tuân thủ 4 giai đoạn: Ban đầu là sự chỉ dẫn có tính bản năng rằng điều này có nên làm hay không. Thứ hai, phán đoán các tình huống khó khăn. Thứ ba, phân tích các mặt được. Cuối cùng, lắng nghe sự mách bảo của chữ “Tâm”.
Lại thêm chuyện vui đặc sắc “Những hòn đá cuội”: Một chuyên gia đang trình bày trước các doanh nhân cách sử dụng quỹ thời gian sao cho có hiệu quả. Ông lần lượt xếp những hòn đá cuội vào chiếc bình thủy tinh cho tới khi không xếp thêm được nữa, rồi hỏi mọi người: “Lọ đã đầy chưa?”. Không có lời đáp. Ông lấy một túi sỏi đổ từ từ vào bình. Khi nhiều hòn sỏi đã len vào các khoảng trống, ông hỏi tiếp: “Cái lọ đã đầy chưa?”. Ai đó trả lời: “Chưa!”.
Ông gật đầu và lấy ra một túi cát đổ vào lọ, những hạt cát li ti nhanh chóng chen đầy những khoảng trống giữa cuội và sỏi. Một lần nữa ông hỏi: “Cái lọ đã đầy chưa?”. “Chưa” - nhiều người cùng đáp. “Tốt” - ông lại gật đầu và lấy ra một chai nước đổ vào lọ cho đến khi lọ đầy. Ngước nhìn mọi người, ông mỉm cười và hỏi: “Việc tôi cho các vật liệu ấy lần lượt vào lọ có ý nghĩa gì nào?”. Một doanh nhân đáp: “Hẳn có nghĩa kế hoạch của ta dù sít sao, nếu khéo sắp xếp vẫn làm thêm được nữa”. Ông lắc đầu: “Chưa hẳn vậy! Cái chính là nếu ta không đặt những hòn cuội vào lọ trước, thì sẽ không bao giờ nhét chúng vào được”. Ông nhấn giọng: “Điều gì là những hòn đá cuội trong cuộc đời ta? Rất có thể là học vấn, sức khỏe, một dự án, một hoài bão... Ta sẽ xử lý chúng ra sao? Phải nhớ đặt những hòn đá cuội vào lọ trước, nếu không, chúng sẽ vĩnh viễn mất chỗ”.
Thời gian trôi thật nhanh. Mới ngày nào lẫm chẫm theo cha, nay tôi đã bước vào giai đoạn cuối cuộc đời. Soát xét lại những việc mình đã làm, tôi cảm thấy yên tâm. Tôi bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè, sách vở và những người đi trước đã giúp tôi nhận biết “tư duy bốn bước” và “những hòn đá cuội” của chính mình.
Dương Quang Minh