Hoạt động đối ngoại của chúng ta nhằm ba mục tiêu: 1. Thúc đẩy sự phát triển đất nước; 2. Tăng cường tình hữu nghị với các dân tộc; 3. Nâng tầm Việt Nam trên trường quốc tế. Vừa qua, chúng ta triển khai công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng chưa từng có, nên thu được những thành tựu to lớn cũng chưa từng có.
Hoạt động đối ngoại của chúng ta nhằm ba mục tiêu: 1. Thúc đẩy sự phát triển đất nước; 2. Tăng cường tình hữu nghị với các dân tộc; 3. Nâng tầm Việt Nam trên trường quốc tế. Vừa qua, chúng ta triển khai công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng chưa từng có, nên thu được những thành tựu to lớn cũng chưa từng có.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào (phải) đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Đại lễ đường Nhân dân. |
* Ngoại giao mang tầm toàn cầu
Năm 2008, Việt Nam đảm nhận vị trí: Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đây là mốc lịch sử rất quan trọng. Bởi, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Việt Nam được cộng đồng quốc tế giao cho trọng trách cầm cân nẩy mực lĩnh vực an ninh toàn cầu; lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, lập trường của Việt Nam được khẳng định tại diễn đàn quan trọng bậc nhất hành tinh; cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng (7-2008), chỉ đạo việc đối phó và giải quyết nhiều vấn đề quốc tế cốt lõi, từ suy thoái kinh tế, khủng bố, chiến tranh đến bệnh tật, đói nghèo, biến đổi khí hậu v.v...
Để hỗ t
rợ và làm tròn trọng trách này, các nhà lãnh đạo đất nước ta đã đóng góp nhiều sáng kiến có giá trị vào những vấn đề kể trên tại nhiều diễn đàn quan trọng khác, như Hội nghị APEC ở Peru, hội nghị ASEM ở Trung Quốc, Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp ở Canada, Hội nghị ASEAN thông qua Hiến chương khu vực tại Indonesia, Đại hội Phật giáo Liên hợp quốc, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu và Diễn đàn nghị viện châu Á về dân số và phát triển tại Hà Nội...
Kiều bào chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Sân bay quân sự Andrew (thủ đô Washington, Mỹ). |
* Đối ngoại phục vụ đối nội
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM) lần thứ 12 tại Đà Nẵng. |
Đối ngoại là
sự kéo dài của chính sách đối nội, luôn luôn hướng tới mục tiêu phục vụ sự phát triển đất nước. Tính đến hết năm 2008, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 176 nước, có quan hệ thương mại với 120 nước và vùng lãnh thổ, đón 80 nước và vùng lãnh thổ vào đầu tư. Riêng trong các chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau giữa lãnh đạo nước ta và các nước bạn trong năm 2008, số vốn đầu tư các nước dành cho Việt Nam vượt con số 50 tỷ USD, số kim ngạch buôn bán hai chiều trong cả năm cũng gấp ba con số ấy. Chính bằng việc đầu tư và quan hệ thương mại này mà hàng loạt công trình kinh tế mang tầm thế kỷ xuất hiện làm cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm dây chuyền lắp ráp máy bay A380 tại thành phố Toulouse (Pháp |
Vài ví dụ: Việt Nam cùng Đài Loan hợp tác đầu tư 16 tỷ USD vào dự án sản xuất sắt thép ở Hà Tĩnh, cùng Malaysia đầu tư 10 tỷ USD vào dự án sản xuất sắt thép ở Ninh Thuận, cùng Mỹ đầu tư 10 tỷ USD vào dự án thương mại - tài chính - du lịch Phú Quốc và 10 tỷ USD vào khu du lịch bãi biển rộng Quảng Nam, cùng Singapore đầu tư 6 tỷ USD vào dự án dịch vụ ở cửa khẩu Bờ Y, cùng Brunei đầu tư 5 tỷ USD vào dự án kinh tế - thương mại - dịch vụ Phú Yên, cùng Anh, Pháp,Trung Quốc đầu tư xây dựng các tuyến tàu điện hiện đại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cùng Nhật xây đựng các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Việt cao tốc, cùng Nga mở rộng lĩnh vực khai thác và chế biến dầu lửa, cùng ADB xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai... Bên cạnh đó, Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều với Việt Nam lên trên 10 tỷ USD, nhiều nước cùng Việt Nam cam kết hợp tác toàn diện.
Đáp lại, Việt Nam đã
và đang đầu tư nhiều tỷ USD vào nhiều công trình lớn ở nước ngoài. Như thủy điện ở Lào, khai thác dầu mỏ ở Iraq, Lybia, Cuba, Mexico, Venezuela... Tất cả và tất cả mọi hoạt động kinh tế này đều nhằm: 1. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước; 2. Tăng cường tình hữu nghị giữa ta và các nước bạn; 3. Nâng tầm Việt Nam trên trường quốc tế.* Tương lai vẫy gọi
Một thành viên trong đoàn Việt Nam nhận giải thưởng tại kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 40 tại Hungary, từ ngày 12 - 21/6 |
Nói đến tương lai ắt phải nói tới tuổi trẻ. Trong sự phát triển của dân tộc, Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến "chiến lược con người" đã và đang vun đắp cho thế hệ trẻ. Năm 2008, trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam đã ký kết với nhiều nước một loạt văn kiện hợp tác về giáo dục và tào tạo. Theo đó, đã có hàng ngàn sinh viên, học sinh và các nhà khoa học tới học tập và nghiên cứu tại nhiều nước. Ngay ở trong nước, năm học mới có tới 25 triệu con em tựu trường, trên 170 trường đại học và cao đẳng đón hàng chục vạn sinh viên mới, một loạt trường học quốc tế ngang tầm các nước phát triển cũng được mở, các khu công nghiệp phối hợp với hệ thống giáo dục gấp rút đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và những nhà quản lý giỏi. Thêm nguồn vui nữa, nhân dân ta hân hoan chào mừng hàng ngàn thủ khoa trẻ tuổi đạt thành tích xuất sắc qua các kỳ thi trong nước và quốc tế. Bác Hồ của chúng ta đã dạy (đại ý): Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc hay không, chính phần lớn là nhờ vào sự học tập và tu luyện của thế hệ trẻ... Chúng ta có thể tự tin thưa với Bác rằng: Vâng lời Bác, nắm bắt thời cơ, vượt qua mọi khó khăn và thách thức hiện tại, mỗi một công dân Việt Nam với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí vươn lên mạnh mẽ, nhất định còn làm thêm được những điều kỳ diệu mới cho Tổ quốc trong tiến trình hội nhập quốc tế rộng mở hiện nay.Dương Quang Minh