Báo Đồng Nai điện tử
En

Khí thế khởi nghiệp lên cao

11:02, 06/02/2018

Năm 2017, phong trào khởi nghiệp ở Đồng Nai cũng như cả nước rất sôi động. Số doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp tăng cao và số DN bị giải thể, ngưng hoạt động giảm mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia về kinh tế thì phong trào khởi nghiệp trên cả nước đang đi vào chiều sâu do có sự chuẩn bị tốt hơn.

Năm 2017, phong trào khởi nghiệp ở Đồng Nai cũng như cả nước rất sôi động. Số doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp tăng cao và số DN bị giải thể, ngưng hoạt động giảm mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia về kinh tế thì phong trào khởi nghiệp trên cả nước đang đi vào chiều sâu do có sự chuẩn bị tốt hơn.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của DN Đồng Nai tại hội nghị vể Khởi nghiệp do Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai tổ chức.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của DN Đồng Nai tại hội nghị vể Khởi nghiệp do Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai tổ chức.

Năm 2017 cả nước có gần 127 ngàn DN thành lập mới, tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Tại Đồng Nai, số DN thành lập mới là trên 3.200 và điều đặc biệt là số DN phải ngưng hoạt động và giải thể ở Đồng Nai thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước. Đồng Nai rất quan tâm đến phong trào khởi nghiệp với mục tiêu chung đến năm 2020 đạt 1 triệu DN trên cả nước theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

* Khởi nghiệp gắn với sáng tạo

PGS-TS. Trần Đình Thiên.
PGS-TS. Trần Đình Thiên.

PGS-TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng khởi nghiệp phải gắn với sáng tạo mới có thể thành công. Khi một người, một nhóm cùng khởi nghiệp cần có ý tưởng mới kèm với sáng tạo để đưa ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, khởi nghiệp ban đầu thường gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, thị trường tiêu thụ... nên thời điểm này người khởi nghiệp rất cần sự hỗ trợ đủ mạnh để vượt lên đưa sản phẩm ra thị trường và từng bước đứng vững và lớn mạnh. Tôi đơn cử như khởi nghiệp ở Israel rất phát triển, ở mọi nơi đều có thể nghe thấy người ta nói chuyện và bàn về việc lập công ty và bán công ty. Nhưng tìm hiểu kỹ trong đó là cả một vấn đề lớn cần học hỏi. Vì muốn lập được công ty phải có sáng tạo, sau đó làm tốt mới bán lại được. Người mua công ty sẽ phát triển lên một tầm cao mới và lại tiếp tục bán, cứ như vậy từ công ty nhỏ phát triển lên thành công ty lớn tầm quốc gia và vươn xa hơn. Tuy nhiên để làm được việc này không chỉ nỗ lực, sáng tạo của người khởi nghiệp mà đòi hỏi có cơ chế phù hợp để phát triển. Vì thế khởi nghiệp phải gắn với sáng tạo và không nên coi là phong trào để tránh lúc lên cao rồi lại xẹp xuống.

* Phải có tư duy đột phá

TS. Lê Thẩm Dương.
TS. Lê Thẩm Dương.

Theo TS.Lê Thẩm Dương, giảng viên cao cấp Viện Quản trị và tài chính, hơn 3 năm trở lại đây, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam khá sôi động, song hiểu rõ khởi nghiệp để thành công thì chưa nhiều. Vì thế, có những DN sau khi khởi nghiệp thành công khoảng 3-4 năm đã phải ngưng hoạt động vì không đủ khả năng để duy trì phát triển tiếp. Khởi nghiệp thành công chỉ là bước đi đầu của DN, còn muốn duy trì được DN và phát triển lớn mạnh dần thì chủ DN buộc phải có những tư duy đột pha; đồng thời phải không ngừng học hỏi, bổ sung kỹ năng về khởi nghiệp. Ở nước ngoài, người ta đã có rất nhiều bài học về kỹ năng khởi nghiệp nên chúng ta có thể học, tránh tự mày mò sẽ mất thời gian quá dài.

Để phát triển bền vững, DN sau khi khởi nghiệp thành công nên xây dựng được thương hiệu và thay đổi liên tục bằng cách tái cấu trúc lại DN. Bên cạnh đó, DN đặt ra mục tiêu luôn có sản phẩm mới, thị trường mới, khách hàng mới và đủ sức cung ứng. Giai đoạn đầu DN có thể chấp nhận lỗ hoặc lợi nhuận ít để chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường, đầu tư vào công nghệ, sau đó mới tăng tốc trong sản xuất lúc ấy lợi nhuận thu về mới cao.

* Dám đối mặt và vượt qua rủi ro

Ông Nguyễn Hùng Phong.
Ông Nguyễn Hùng Phong.

Là chuyên gia được nhiều DN, sinh viên biết đến với những cuộc trao đổi khá lý thú về khởi nghiệp, ông Nguyễn Hùng Phong, Giám đốc Trung tâm Phát triển khởi nghiệp (Trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh) nhấn mạnh muốn khởi nghiệp thành công phải dám đối mặt với mọi khó khăn, rủi ro để vượt qua. Để khởi nghiệp thành công, DN phải có kiến thức về kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, ngành hàng, khách hàng, mô hình kinh doanh, nhận dạng cơ hội kinh doanh và dám đương đầu vượt qua mọi khó khăn. Do đó, trước khi bắt tay vào khởi nghiệp nên học tập để có những kiến thức khái quát về kinh doanh. Như vậy, khi chính thức khởi nghiệp sẽ dễ dàng phân tích được lĩnh vực mình đầu tư, thị trường, khách hàng, sản phẩm, chi phí. Nắm bắt tốt kiến thức về ngành mình đầu tư sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nhà khởi nghiệp thực hiện các sáng tạo, đổi mới để đưa ra những sản phẩm thị trường đang thiếu và cần. DN muốn phát triển bền vững thì giữ được khách hàng và mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi DN luôn giữ chữ tín đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từng bước xây dựng thương hiệu.

* Cần có hệ sinh thái khởi nghiệp

TS.Phạm Hồng Quất.
TS.Phạm Hồng Quất.

TS.Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ (Bộ Khoa học - công nghệ), cho biết Việt Nam đang đứng đầu trong khối ASEAN về khởi nghiệp. Đồng Nai là một trong những tỉnh có phong trào khởi nghiệp khá tốt, điều này được thể hiện qua việc số DN dừng hoạt động và giải thể hàng năm ít hơn nhiều so với những tỉnh, thành khác và bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, muốn khởi nghiệp thành công phải xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp tốt giúp các DN mới thành lập đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chính phủ đã ban hành đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2020” nên các tỉnh căn cứ vào đề án để thực hiện sẽ tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp “xanh” giúp DN phát triển bền vững. Các tỉnh, thành kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp để tạo thành liên kết vùng phát huy hiệu quả cao nhất. Các tỉnh chú ý hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức về khởi nghiệp trên địa bàn cho các cá nhân, nhóm cá nhân, DN khởi nghiệp, nhà đầu tư cho khởi nghiệp, các cán bộ quản lý hoạt động khởi nghiệp. Định kỳ hàng quý các tỉnh nên khảo sát, điều tra về thực trạng khởi nghiệp tại địa phương để điều chỉnh kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Khởi nghiệp không được sợ thất bại

TS.Nguyễn Hải An.
TS.Nguyễn Hải An.

Gắn bó với phong trào khởi nghiệp từ khá sớm, TS.Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, đã từng hướng dẫn nhiều bạn trẻ khởi nghiệp thành công. Những điều ông tâm đắc và rút ra được muốn nhắn nhủ lại cho những người khởi nghiệp là phải có lòng đam mê và dám dấn thân, không sợ thất bại thì khả năng thành công mới cao. Khoảng 2 năm trở lại đây, khởi nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp tăng lên nhưng thành công chưa nhiều vì còn yếu ở khâu nghiên cứu thị trường để chọn ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, DN khởi nghiệp trên lĩnh vực này còn thiếu những ý tưởng mới, sản xuất chưa làm theo nhu cầu của thị trường nên khó tiêu thụ.

Vì thế, theo tôi, khởi nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp muốn thành công thì đầu tiên phải hình thành được ý tưởng, tiếp đến là kết nối thị trường rồi mới bắt tay vào tổ chức sản xuất, huy động vốn đầu tư. Trong quá trình sản xuất, phải luôn tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất, chế biến sản phẩm cho phù hợp. Người khởi nghiệp phải không ngừng học hỏi để có kiến thức về quản lý, kinh doanh, kết nối mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Suốt quá trình khởi nghiệp và đi vào hoạt động nên học cách kiên nhẫn vượt qua thất bại không ngừng sáng tạo đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

NGUYỆT HẠ    

Tin xem nhiều