Võ sư Hoàng Thành vốn sinh ra và lớn lên ở xứ Huế mộng mơ và được các võ sư gốc Huế truyền thụ võ học. Năm 1975, ông sáng lập ra môn phái Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam. Theo nhận xét của giới nghiên cứu võ học, Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam tương đối dị biệt so với các loại hầu quyền khác, như: Hầu quyền theo phái Thiếu Lâm của người Trung Hoa, Hầu quyền một số môn phái của võ cổ truyền Việt Nam.
Võ sư Hoàng Thành vốn sinh ra và lớn lên ở xứ Huế mộng mơ và được các võ sư gốc Huế truyền thụ võ học. Năm 1975, ông sáng lập ra môn phái Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam. Theo nhận xét của giới nghiên cứu võ học, Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam tương đối dị biệt so với các loại hầu quyền khác, như: Hầu quyền theo phái Thiếu Lâm của người Trung Hoa, Hầu quyền một số môn phái của võ cổ truyền Việt Nam.
Tinh thần thượng võ
10 tuổi, cậu bé Hoàng Thành đã được võ sư Thương Cảnh (môn phái Bạch hổ) truyền thụ võ học. Đến năm 13 tuổi, Hoàng Thành tiếp tục được thọ giáo võ học từ các môn phái khác của những võ sư danh tiếng: Đào Hành, Am Dự… Võ sư Hoàng Thành cho biết ông không phải là con nhà nòi về võ thuật. Con đường đến với võ của ông bắt đầu từ sự thèm khát như những đứa trẻ trong làng cùng lứa tuổi chiều chiều được ra sân luyện võ. Khi được các võ sư Thương Cảnh, Đào Hành, Am Dự nhận làm đồ đệ chỉ dạy tận tình và hoàn toàn miễn phí, ông càng chứng tỏ với sư thầy về phẩm hạnh, tinh thần võ đạo, sự khổ luyện.
Võ sư Hoàng Thành (thời điểm năm 1980) biểu diễn tuyệt kỹ Hầu quyền. |
Tuổi 18 cơ thể sung mãn, tinh thần thượng võ sớm đưa đẩy võ sư Hoàng Thành vào những trận tranh hùng. Võ sư Hoàng Thành kể, trước năm 1975, khi ông phụ tá cho võ sư Thương Cảnh trông coi võ đường thì có nhiều võ sư, võ sĩ người Hàn Quốc, Nhật Bản và cả sĩ quan Việt Nam cộng hòa chạy xe Jeep đến, thách đấu. Là dân võ, ông không thể từ chối sự thách đấu của các võ sư, võ sĩ. Tuy vậy, ông phải tính toán đấu pháp ra sao để 2 bên đều hòa hoặc hòa trong thế thắng chừng mực để chinh phục đối thủ kiêu ngạo. Bởi thời cuộc lúc đó gay go lắm, nếu ông thắng “giòn giã” thì đối thủ sẽ phản ứng tiêu cực và có khi phải trả giá bằg tính mạng. Còn nếu ông bị thua thì võ đường của thầy trò ông sẽ đóng cửa, mất uy tín với giới võ thuật.
Võ sư Hoàng Thành hiện là Trưởng bộ môn karatedo tỉnh Ðồng Nai (Trung tâm thể dục - thể thao tỉnh). Võ sư Hoàng Thành có 3 người con đều là võ sư và hiện đang công tác và là huấn luyện viên karatedo tại Sở Văn hóa - thể thao và du lịch. |
Hình ảnh những gánh cá tươi của mẹ từ biển gánh về nhà ướp muối trước khi đem ra chợ bán đã thúc đẩy võ sư Hoàng Thành sớm nghĩ ra phương pháp tập luyện cho cơ thể rắn chắc. Những hạt muối mặn cứ vậy ngấm vào da thịt, cơ khớp võ sư Hoàng Thành qua thời gian dài luyện tập. Để những thế quật, phản đòn Hầu quyền đầy uy lực, võ sư Hoàng Thành chú trọng luyện tập cho các khớp tay, khớp chân dẻo như mây, chắc như thép. “Ra đòn nhanh, mạnh, uy lực, đối thủ trúng đòn thì lập tức bị tê liệt hoặc không còn sức để phản kháng. Để luyện tập được 12 đoạn Hầu hoa quyền, người tập Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam do mình sáng lập phải trải qua khổ luyện Cương quyền, Cương nhu, Tứ vương quyền, Hầu chỉ công” - võ sư Hoàng Thành nói.
Nhờ luyện tập Hầu quyền bằng những hạt muối mặn mẹ già ướp cá chạy chợ mà võ sư Hoàng Thành chưa một lần thất bại trước các võ sĩ, võ sư thách đấu. Để giữ hòa hiếu trong thế thắng và chinh phục nhân tâm đối thủ bằng tinh thần thượng võ, võ sư Hoàng Thành không ngừng tăng cường khổ luyện, chỉnh sửa, nghiên cứu các thế đòn Hầu quyền mà ông đã thọ học các bậc thầy và biến nó thành những tuyệt kỹ cho riêng mình. Sau năm 1975, võ sư Hoàng Thành mới đứng ra thành lập môn phái Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam nhằm làm phong phú thêm nền võ cổ truyền xứ Huế quê ông và võ cổ truyền Việt Nam.
Tinh hoa võ học
Phát triển võ học Hồng phái- Hầu quyền đạo Việt Nam tại Thành đoàn Huế được một thời gian cùng võ sư Nguyễn Văn Anh (lúc ấy là Thường vụ Thành đoàn Huế, nay là phó môn phái Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam tại TP.Huế). Năm 1980, võ sư Hoàng Thành vào TP.Biên Hòa sinh sống và truyền bá Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam. Đến nay, võ sinh Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam do ông sáng lập đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc với hàng ngàn người. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, môn đệ Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam của võ sư Hoàng Thành cũng có vài trăm người.
Dù Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam đã có chỗ đứng, võ sư Hoàng Thành vẫn không ngừng nghiên cứu, tiếp thu, học tập, trao đổi kinh nghiệm võ học nước nhà và nền võ học từ các nước du nhập, phổ biến tại Việt Nam để đưa Hồng phái - Hầu quyền đạo hòa vào dòng chảy võ học nước nhà và giao lưu quốc tế. Vì vậy, làng võ Việt Nam không chỉ biết đến ông là người sáng lập phái Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam mà còn là trọng tài quốc tế, quốc gia, huấn luyện viên karatedo tỉnh Đồng Nai (võ sư cao đẳng karatedo). “Trong thời gian qua, mình nhận được rất nhiều lời mời từ các đơn vị quân đội, tổ chức võ thuật trong và ngoài nước trao đổi, truyền dạy Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam. Chính từ những chuyến đi đó mà mình ngày càng hoàn chỉnh tốt nhất về kỹ thuật, chiến thuật, thế đòn sao cho phổ cập nhưng vẫn giữ nét đặc trưng của Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam với Hầu quyền các môn phái khác” - võ sư Hoàng Thành bày tỏ.
Tại TP.Huế, môn phái Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam có đông môn sinh và võ sinh nhất nước. Dù công tác và sinh sống tại tỉnh Ðồng Nai, võ sư Hoàng Thành vẫn giữ vị trí là trưởng môn phái. Hồng phái - Hầu quyền đạo Việt Nam tương đối dị biệt so với các loại Hầu quyền trên toàn thế giới như là Hầu quyền theo phái Thiếu Lâm của người Trung Hoa, Hầu quyền của một số môn phái của võ cổ truyền Việt Nam. |
Cũng theo võ sư Hoàng Thành, Hầu quyền là một môn võ dựa theo thần thái, động tác, kỹ thuật chiến đấu của loài khỉ, nằm trong hệ thống các kỹ thuật được gọi là tượng hình quyền (hay “hình ý quyền linh thú”), mô phỏng các con thú. Hầu quyền là một hệ thống quyền thuật mô phỏng các vận động trong sinh hoạt, các động tác chiến đấu cũng như chiến thuật của loài khỉ đối phó với đồng loại hay các loài thú khác. Hầu quyền chú trọng các kỹ thuật nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường. Hầu quyền đòi hỏi ở người sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng của thủ pháp, cước pháp và thân pháp linh động nhẹ nhàng. Các động tác của Hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt.
Người luyện Hầu quyền phải học cả khinh công và khí công. Hầu quyền áp dụng nguyên lý “dĩ nhu thắng cương”, thường kết hợp né tránh linh hoạt và tấn công hiểm hóc. Chiêu thức trong Hầu quyền thường nhắm vào các yếu huyệt của đối phương, khiến Hầu quyền trở thành một trong những bộ môn quyền thuật ác hiểm nhất. “Để luyện được Hầu quyền đạo Việt Nam đạt được sự tinh túy nhất, người học võ phải khổ luyện thật tốt khớp mu bàn tay. Điểm khác biệt Hầu quyền đạo Việt Nam với các võ phái khác là lối đánh chấn động lực (khớp mu bàn tay phải buông lỏng, ra đòn tốc độ và ngắt khớp bằng mu bàn tay khi đến điểm đích). Muốn đạt được cách đánh này không gì ngoài khổ luyện” - võ sư Hoàng Thành bộc bạch.
Đoàn Phú