VFF từng có thời tự hào V.League hấp dẫn nhất Đông Nam Á, nhưng giờ đây thua kém xa Thai Premier League, đặc biệt là trong việc làm ra tiền - yếu tố quyết định của phát triển BĐ chuyên nghiệp.
VFF từng có thời tự hào V.League hấp dẫn nhất Đông Nam Á, nhưng giờ đây thua kém xa Thai Premier League, đặc biệt là trong việc làm ra tiền - yếu tố quyết định của phát triển BĐ chuyên nghiệp.
Cầu thủ thi đấu tại Thai Premier League có thu nhập cao, được bảo hiểm tai nạn. |
Cụ thể, nếu Toyota tài trợ chính cho V.League 2016 khoảng 40 tỷ đồng (đã tăng 30% so với V.League 2015), thua kém xa gói tài trợ của hãng xe hơi này cho Thai Premier League là 300 triệu baht (khoảng 188 tỷ đồng) cho 3 mùa 2016-2018, bình quân 63 tỷ đồng/mùa.
Nhưng đáng nói nhất là bản quyền truyền hình. Bóng đá Thái Lan ký được hợp đồng với Tập đoàn truyền thông TrueVisions trong 3 mùa 2014-2016 với trị giá 1,8 tỉ baht (tương đương 50 triệu USD, khoảng 1.125 tỷ đồng). Với khoản thu nhập này mỗi CLB ở Thai Premier League được chia bình quân lên đến 21 triệu baht (khoảng 13 tỷ đồng)/mùa. Con số này còn tăng vọt hơn nữa khi TrueVisions mới ký bản hợp đồng truyền hình 3 mùa giai đoạn 2017-2020 với Thai. League trị giá đến 4,2 tỷ baht (116 triệu USD, khoảng 2.625 tỷ đồng), tức 656 tỷ đồng/mùa, tức số tiền mỗi CLB được chia sẽ tăng hơn gấp đôi, khoảng 50 triệu baht (31 tỷ đồng)/mùa - gần bằng tổng kinh phí hoạt động cả năm của một CLB trung bình ở V.League.
Trong khi đó bản quyền truyền hình của V.League 3 mùa gần đây là... con số 0 (!).
Dương Cầm