Báo Đồng Nai điện tử
En

Geisha, bắt chạch, Thủ Huồng và tự phê bình

06:01, 25/01/2014

Vùng đất Đồng Nai xưa có một nhân vật khá nổi tiếng, gắn liền với câu ca dao  "tự giới thiệu" của Đồng Nai: "Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về", đó là Võ Thủ Hoằng, dân gian còn gọi là Thủ Huồng.

1.

Vùng đất Đồng Nai xưa có một nhân vật khá nổi tiếng, gắn liền với câu ca dao  “tự giới thiệu” của Đồng Nai: “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”, đó là Võ Thủ Hoằng, dân gian còn gọi là Thủ Huồng.

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (trang 35, NXB Đồng Nai, 2005) từng nhắc đến nhân vật này: “Phàm người đi thuyn khi hành t Trn Biên, phi đợi khi nước ròng thun dòng mi cho thuyn đến ca Tam Giang, đến sông Tân Bình, đến đây li gp nước ngược phi cm thuyn đợi đến nước lên thun dòng đi tiếp. Thu y dân cư còn thưa tht, ghe đò hp nh, hành khách thi cơm đun trà rt kh, vì vy có người phú h tng Tân Chánh là Võ Th Hong kết tre li làm bè, trên che lp phòng c, sm đủ bếp núc, go ci và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bt phi tr tin. Sau đó khách buôn cũng kết bè ni bán đồ ăn nhiu đến 20, 30 chiếc, nhóm thành ch trên sông, nên mi gi x y là Nhà Bè”.

Như vậy, có thể nói Thủ Huồng là người sớm có ý tưởng lập ra “trạm dừng chân” kèm theo các dịch vụ cung ứng, chỉ có điều là ông “free” hết cho hành khách. Theo truyền tụng của dân gian, Thủ Huồng nguyên là một thơ lại, do ăn của đút lót nên nhanh chóng trở thành người giàu có nứt đố đổ vách. Sau này ông hối hận, từ bỏ chức vụ, tự nguyện làm từ thiện xã hội, giúp đỡ người khó khăn cơ nhỡ. Thủ Huồng còn xây dựng một cây cầu nối liền 2 vùng Tân Vạn và Chợ Đồn giúp dân đi lại thuận tiện, đến ngày nay vẫn còn cầu Thủ Huồng trên tỉnh lộ 16. Ông cũng xây một ngôi chùa, người dân vẫn gọi là chùa Thủ Huồng. Như vậy, cũng có thể nói Thủ Huồng là nhân vật thực hiện tự phê bình thành công, quá trình kiểm điểm, tự phê bình theo đúng các bước mà Nghị quyết Trung ương 4 hiện nay đặt ra, bao gồm: (1) tự nhận ra lỗi, (2) quyết chí khắc phục, (3) hành động cụ thể.

2.

Bắt chạch trong chum. (Tranh dân gian Đông Hồ)
Bắt chạch trong chum. (Tranh dân gian Đông Hồ)

Ở làng Châu Chàng, xã Chu Minh, huyện Ba Vì (Hà Nội ) có một trò chơi dân gian thú vị là bắt chạch trong chum. Khác với các nơi khác, trò bắt chạch trong chum ở đây yêu cầu hai người một nam một nữ cùng thò một tay vào bắt chạch trong chum, còn tay kia của người nam thì đặt lên… bầu vú của người nữ. Trò chơi này phổ biến đến độ đã được điêu khắc trên trính của đình Chu Quyến - một ngôi đình cổ có kiến trúc gỗ truyền thống tiêu biểu của thời Hậu Lê, xây dựng từ cuối thế kỷ 17.

 Tục ngữ có câu “Trơn như chch”, thò tay bắt chạch trong chum đã khó, đằng này người chơi cả nam lẫn nữ còn phải cố gắng tiết chế cảm xúc bản thân trong tình huống “nhạy cảm” như trên để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi xin lưu ý: phụ nữ ngày xưa chưa có “Triumph” như bây giờ, các cô chỉ mặc có chiếc áo yếm. Và hình điêu khắc cũng miêu tả, trang phục của nam giới khi thi bắt chạch chỉ có mỗi chiếc khố, nên nếu anh nào không kìm được lòng, có biểu hiện “manh động” thì bà con làng nước đều chứng kiến rõ mồn một. Quả thật ông cha ta ngày xưa đã đặt ra những thử thách rất oái oăm.

3.

Đọc sách báo, thấy ở Nhật Bản có một cách ẩm thực rất “độc chiêu”, đó là thưởng thức tiệc mà tất cả các món ăn đều được đặt trên người một cô geisha khỏa thân hoàn toàn. Bữa ăn trên thân thể phụ nữ như thế được đặt tên là Nyotaimori.

Geisha, theo Wikipedia, tạm dịch là Nghệ giả, nghĩa đen là “con người của nghệ thuật”, là những nữ nghệ sĩ vừa xinh đẹp, vừa được huấn luyện thành thạo các kỹ năng nghệ thuật, như: đàn dây, cắm hoa, thư pháp, ca múa, trà đạo, trang điểm... Không chỉ thế, các geisha lại còn có kỹ năng giao tiếp để giải trí cho khách. Để được chọn thực hiện Nyotaimori, geisha không chỉ xinh đẹp mà còn phải có thân hình siêu chuẩn, gợi cảm, đặc biệt là làn da phải thật trắng trẻo mịn màng. Trước khi thực hiện Nyotaimori, geisha được vệ sinh thật sạch sẽ, sau đó khỏa thân hoàn toàn và nằm dài trên một chiếc bàn, các điểm nhạy cảm trên người geisha được che bằng cánh hoa hoặc lá cây. Thức ăn sẽ được bày trên cơ thể của geisha cho thực khách thưởng thức.

Những bữa tiệc Nyotaimori thường có giá cực kỳ đắt. Tuy nhiên, theo đúng truyền thống của Nhật Bản, thực khách chỉ được quyền nhìn ngắm, gắp thức ăn trên người chứ không được động chạm đến thân thể của geisha. Bỏ ra một đống tiền, nhìn thấy người đẹp “dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” trước mặt mà chỉ được lấy mắt nhìn, cảm giác ấy thật chẳng dễ chịu chút nào.

4.

Trò chơi bắt chạch trong chum ở Chu Quyến và ăn tiệc Nyotaimori của Nhật Bản có phải là “sản phẩm” của sự trụy lạc? Giữa 2 trò nói trên có liên quan gì với nhau?

Theo Hegel, cái gì tồn tại cũng có cái lý của nó. Có điều chắc chắn ông bà ngày xưa ở Việt Nam lẫn Nhật Bản không phải có đầu óc bậy bạ để nghĩ ra những trò như trên. Hai quốc gia khác nhau với những nền văn hóa riêng, hình thái sinh hoạt đều khác nhau, nhưng suy ngẫm kỹ, cả 2 trò nói trên lại giống nhau ở một điểm: đều thử thách con người trong những tình huống nhạy cảm, yêu cầu người trong cuộc phải biết “vượt qua chính mình”, không được “manh động” theo bản năng tự nhiên của con người. Hay nói rõ hơn, thông qua trò chơi vui, qua hoàn cảnh sắp xếp, ông cha ngày xưa đã rèn luyện con người một cách rất nhân văn.

Ở mỗi con người, phần “con” với những cảm xúc: hỉ, nộ, ái, ố, lạc, dục, tham, sân, si… là phần tự nhiên, luôn tìm cách trỗi dậy để con người sống bằng bản năng cơ bản. Còn phần “người” chính là sự tự rèn luyện, chế định bản thân. Trong quá trình tiến hóa, con người đã vượt lên trên loài vật vì luôn tìm cách khắc phục phần “con” để hướng tới phần “người”, hướng đến điều hay cái đẹp, vươn đến Chân - Thiện - Mỹ. Trong đó, đỉnh cao của sự tự rèn luyện, vươn lên của con người chính là tự phê bình. Tự phê bình là tự mình kiểm điểm và tìm ra những gì chưa đúng của bản thân để khắc phục. Tự phê bình không phải tự nhiên mà có, đó là quá trình vượt lên phần “con” của chính mình, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, tiến bộ.

Từ câu chuyện của Thủ Huồng, cho thấy tự phê bình phải xuất phát từ lòng thành thì mới đạt hiệu quả, chứ không phải chỉ là chuyện “làm xiếc” trên giấy tờ, chữ nghĩa. Sự đấu tranh với bản thân có lúc diễn ra trong từng giai đoạn, từng thời điểm, đồng thời cũng là quá trình diễn ra suốt đời người, nhưng luôn là quá trình đấu tranh gay go nhất trong mỗi con người. Bác Hồ cũng từng nói về quá trình gian khổ đó:

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

Ngọc càng mài giũa càng sáng đẹp. Con người càng rèn luyện, tự sửa đổi thì càng trưởng thành. Ngày Xuân rảnh rỗi, tự suy ngẫm thấy ông bà xưa quả thật vô cùng thâm thúy, chỉ bằng một trò chơi đơn giản mà ngụ biết bao nhiêu tình ý. Những bài học từ dân gian, hậu sinh ngày nay học cả đời vẫn chưa hiểu hết là vậy.

TỊNH HÀ

 

 

Tin xem nhiều