Hỏi: Con trai tôi tên B. đã ly hôn với chị H., cả hai có 1 con chung tên K. (11 tuổi). Hiện nay, B. đã chết nhưng không để lại di chúc, tôi muốn được quyền giám hộ đối với cháu nội vì không muốn chị H. một mình quyết định phần thừa kế của cháu. Xin được luật sư hướng dẫn? Hiện tôi ở một mình vì chồng tôi đã chết.
Hỏi: Con trai tôi tên B. đã ly hôn với chị H., cả hai có 1 con chung tên K. (11 tuổi). Hiện nay, B. đã chết nhưng không để lại di chúc, tôi muốn được quyền giám hộ đối với cháu nội vì không muốn chị H. một mình quyết định phần thừa kế của cháu. Xin được luật sư hướng dẫn? Hiện tôi ở một mình vì chồng tôi đã chết.
Văn Thị Hồng Nga (TP.Biên Hòa)
- Trả lời: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người được giám hộ như sau: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ…
Như vậy, để trở thành người giám hộ của cháu K. theo quy định của pháp luật dân sự, bà phải được chị H. đồng ý; đồng thời chị H. phải là người không có điều kiện chăm sóc, giáo dục cháu K.
Do anh B. là con trai của bà chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật (chia theo hàng thừa kế); mặt khác, chồng bà cũng đã chết nên bà và cháu K. là người được hưởng di sản thừa kế của anh B. (là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất).
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cháu K., khi khai nhận di sản thừa kế của anh B., bà và chị H. có thể thỏa thuận, khi thực hiện quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với phần thừa kế thuộc quyền sở hữu của cháu K., phải có sự đồng ý bằng văn bản của bà và chị H..
LS Ngô Văn Định