Hỏi: Sau khi cha chết, mẹ tôi dùng tinh trùng của cha lưu giữ tại bệnh viện để thụ tinh nhân tạo với trứng của bà và sinh ra tôi. Nay bà chết không để lại di chúc, tôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ không. Trên tôi còn có 2 người chị. Xin được luật sư tư vấn.
Hỏi: Sau khi cha chết, mẹ tôi dùng tinh trùng của cha lưu giữ tại bệnh viện để thụ tinh nhân tạo với trứng của bà và sinh ra tôi. Nay bà chết không để lại di chúc, tôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ không. Trên tôi còn có 2 người chị. Xin được luật sư tư vấn.
V.Q.M. (H.Long Thành)
- Trả lời: Thông tin anh cung cấp thể hiện anh ra đời sau khi cha anh chết, mẹ anh dùng tinh trùng của cha và trứng của bà để thụ tinh nhận tạo, nay mẹ chết không để lại di chúc.
Đối với thừa kế di sản của người cha: Về quan hệ huyết thống, anh là con nhưng thụ tinh nhân tạo sau khi người cha chết, nên không được hưởng di sản thừa kế của ông. Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế...
Trường hợp thừa kế di sản của người mẹ, do bà không để lại di chúc nên di sản thừa kế được chia theo pháp luật (theo hàng thừa kế gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết). Do 2 chị và anh là con ruột của bà, nên được hưởng di sản thừa kế của bà nếu không thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thừa kế, hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
Lưu ý, nếu 2 chị của anh đồng ý chia di sản thừa kế của người cha cho anh, pháp luật sẽ thừa nhận.
LS Ngô Văn Định