Hỏi: Năm 2020, ông A lập hợp đồng có công chứng ủy quyền cho tôi được chiếm hữu, sử dụng 100m2 đất nông nghiệp trên tổng số 760m2 đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) mang tên ông. Tôi đã trồng cây xanh và xây hàng rào diện tích đất này. Tuy nhiên, sau đó ông A bán toàn bộ diện tích đất trên cho ông H. Xin luật sư tư vấn về quyền lợi ích hợp pháp của tôi.
Hỏi: Năm 2020, ông A lập hợp đồng có công chứng ủy quyền cho tôi được chiếm hữu, sử dụng 100m2 đất nông nghiệp trên tổng số 760m2 đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) mang tên ông. Tôi đã trồng cây xanh và xây hàng rào diện tích đất này. Tuy nhiên, sau đó ông A bán toàn bộ diện tích đất trên cho ông H. Xin luật sư tư vấn về quyền lợi ích hợp pháp của tôi.
Đỗ Văn An (ngụ TP.Biên Hòa)
- Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc ông A ủy quyền để anh chiếm hữu, sử dụng 100m2 đất nông nghiệp tọa lạc tại TP.Biên Hòa là không sai.
Mặt khác, hợp đồng ủy quyền giữa hai người chưa bị hủy bỏ (nếu có, sẽ được thể hiện bằng văn bản của ông A và anh do công chứng viên tiến hành tại văn phòng công chứng). Do đó, việc ông A chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất cho ông H là chưa đúng, vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của anh, dẫn đến tranh chấp về tài sản trên đất như: trồng cây, hàng rào…
Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, anh nên gặp gỡ ông A để thương lượng, hòa giải. Nếu không được, anh có thể khởi kiện yêu cầu tòa án cấp huyện nơi thửa đất tọa lạc có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy quyền.
Lưu ý, nếu hợp đồng ủy quyền nhưng thực chất là chuyển nhượng QSDĐ là vi phạm pháp luật (vi phạm điều cấm của luật nhằm che đậy một giao dịch khác) sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu (không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên). Nếu việc ủy quyền tự nguyện đúng ý chí của các bên, thông qua việc sử dụng đất đúng mục đích như: canh tác hoa màu, trồng cây…, quyền lợi của ông được pháp luật bảo vệ.
LS Ngô Văn Định