Hỏi: Giữa tôi và bà Nguyễn Thị Dung có ký hợp đồng đặt cọc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy nhiên, đến ngày ký hợp đồng chính thức, hai bên không ký chuyển nhượng được vì giấy chứng nhận QSDĐ đất này bà Dung đang thế chấp tại ngân hàng. Luật sư tư vấn giúp tôi cách bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong trường hợp này.
Hỏi: Giữa tôi và bà Nguyễn Thị Dung có ký hợp đồng đặt cọc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy nhiên, đến ngày ký hợp đồng chính thức, hai bên không ký chuyển nhượng được vì giấy chứng nhận QSDĐ đất này bà Dung đang thế chấp tại ngân hàng. Luật sư tư vấn giúp tôi cách bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong trường hợp này.
Nguyễn Thị Thanh Thu (ngụ P.An Bình, TP.Biên Hòa)
- Trả lời: Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp tài sản) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp)… Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp như sau:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận;...
- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp sau: “Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.
Như vậy, việc chuyển nhượng QSDĐ đang thế chấp tại ngân hàng giữa bà Dung và bà sẽ được tiến hành đúng quy định của pháp luật nếu được sự đồng ý của ngân hàng.
Lưu ý, để việc chuyển nhượng QSDĐ đang thế chấp tại ngân hàng an toàn, đúng pháp luật, bên chuyển nhượng (bà Dung) và bên nhận chuyển nhượng (bà Thu) cần thỏa thuận với ngân hàng về việc thanh toán khoản tiền vay, nhận giấy chứng nhận QSDĐ (thể hiện bằng biên bản thỏa thuận)..., sau đó thực hiện hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.
LS Ngô Văn Định