Hiện đang là cao điểm mùa khô với thời tiết nắng nóng, kéo theo đó là nguy cơ cháy bãi cỏ, vườn tràm (sau đây gọi chung là thảm thực vật) trong khu dân cư tăng cao. Mà thực tế là mới ngày 28-3 vừa qua, tại P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) đã xảy ra sự cố cháy cây tràm, cỏ khô trên bãi đất trống rộng hàng ngàn mét vuông khiến các hộ dân ngay sát bên lo lắng.
Hiện đang là cao điểm mùa khô với thời tiết nắng nóng, kéo theo đó là nguy cơ cháy bãi cỏ, vườn tràm (sau đây gọi chung là thảm thực vật) trong khu dân cư tăng cao. Mà thực tế là mới ngày 28-3 vừa qua, tại P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) đã xảy ra sự cố cháy cây tràm, cỏ khô trên bãi đất trống rộng hàng ngàn mét vuông khiến các hộ dân ngay sát bên lo lắng.
Công an TP.Biên Hòa dập tắt đám cháy cỏ, tràm hàng ngàn mét vuông tại P.Thống Nhất vào ngày 28-3. Ảnh: Đăng Tùng |
Theo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến cháy các thảm thực vật là do đốt (chủ yếu là cỏ, rác) không kiểm soát, từ tàn thuốc lá, do tự cháy và thiên tai (sét đánh).
Để hạn chế nguy cơ cháy thảm thực vật, lực lượng chức năng đã nhiều lần khuyến cáo trực tiếp hoặc thông qua cơ quan báo chí. Tuy vậy, các đám cháy thảm thực vật vẫn thường xuất hiện cả ở nông thôn lẫn đô thị, ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người dân. Do đó, theo tôi, muốn giảm các sự cố cháy thảm thực vật, trước hết phải hạn chế việc đốt cỏ, rác tự phát; tiến tới xóa hẳn các bãi rác tự phát.
Để làm được việc này, vai trò của chính quyền địa phương phải được phát huy hiệu quả, đặc biệt trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi xả rác bừa bãi, nhất là ở các nơi đất trống. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc không đốt rác tự phát mà cần phân loại rác tại nguồn.
Trần Thanh Trúc (TP.Biên Hòa)