Hỏi: Người khởi kiện là chủ một trong những lô đất liền kề mà trước đây có người đã kiện tôi, tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người này vì trong bản án phúc thẩm trước đó (đã có hiệu lực pháp luật) thể hiện: ranh giới đất giữa tôi và những thửa đất liền kề là một đường thẳng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tôi có thể vận dụng bản án phúc thẩm cũ và có phải chứng minh điều này không?
Hỏi: Người khởi kiện là chủ một trong những lô đất liền kề mà trước đây có người đã kiện tôi, tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người này vì trong bản án phúc thẩm trước đó (đã có hiệu lực pháp luật) thể hiện: ranh giới đất giữa tôi và những thửa đất liền kề là một đường thẳng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tôi có thể vận dụng bản án phúc thẩm cũ và có phải chứng minh điều này không?
Sầm Văn Su (H.Trảng Bom)
Trả lời: Trong bản án phúc thẩm (đã có hiệu lực pháp luật) trước đây thể hiện: ranh giới thửa đất của ông và những thửa đất liền kề, trong đó có lô đất của người đứng đơn khởi kiện ông là một đường thẳng. Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, ông nên dùng sự kiện này để phản bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và không phải chứng minh.
Vì Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh như: những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được tòa án thừa nhận; đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật…; một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra…; người đại diện của đương sự tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của họ được coi là sự thừa nhận của đương sự (nếu không vượt quá phạm vi đại diện).
LS Ngô Văn Định