Hỏi: Là những người liên quan trong vụ án chia thừa kế, tại phiên hòa giải và công khai chứng cứ, chúng tôi và nguyên đơn thỏa thuận với nhau về cách giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi có người vắng mặt. Vậy việc thỏa thuận của chúng tôi có đúng pháp luật không?
Hỏi: Là những người liên quan trong vụ án chia thừa kế, tại phiên hòa giải và công khai chứng cứ, chúng tôi và nguyên đơn thỏa thuận với nhau về cách giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi có người vắng mặt. Vậy việc thỏa thuận của chúng tôi có đúng pháp luật không?
Nguyễn Đinh Hùng (H.Long Thành)
Trả lời: Việc thỏa thuận của các đương sự có mặt không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người vắng mặt. Nếu có, người này phải đồng ý bằng văn bản thì thỏa thuận giải quyết vụ án mới đúng quy định. Thẩm phán ban hành quyết định công nhận hòa giải thành vì: Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong vụ án có nhiều đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người liên quan…), mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt.
Cũng theo Luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Nếu thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
LS Ngô Văn Định