Báo Đồng Nai điện tử
En

Lo cháy, nổ trong khu dân cư

10:04, 05/04/2021

Những ngày gần đây, tại một số đô thị lớn như: TP.Hà Nội và TP.HCM liên tục xảy ra các vụ cháy trong khu dân cư, nhất là ở các con hẻm, khiến nhiều người trong gia đình tử vong. Qua đó cho thấy, tình hình cháy, nổ cao điểm nắng nóng diễn biến phức tạp, nhất là ở những khu vực trong hẻm sâu, các khu dân cư lâu đời chật hẹp và những nhà vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Những ngày gần đây, tại một số đô thị lớn như: TP.Hà Nội và TP.HCM liên tục xảy ra các vụ cháy trong khu dân cư, nhất là ở các con hẻm, khiến nhiều người trong gia đình tử vong. Qua đó cho thấy, tình hình cháy, nổ cao điểm nắng nóng diễn biến phức tạp, nhất là ở những khu vực trong hẻm sâu, các khu dân cư lâu đời chật hẹp và những nhà vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Hẻm 2025, đường Nguyễn Ái Quốc (P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa) có bề ngang hẹp, chỉ đủ 2 xe máy tránh nhau, xe chữa cháy sẽ khó tiếp cận khi chẳng may có hỏa hoạn xảy ra. Ảnh: Đăng Tùng
Hẻm 2025, đường Nguyễn Ái Quốc (P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa) có bề ngang hẹp, chỉ đủ 2 xe máy tránh nhau, xe chữa cháy sẽ khó tiếp cận khi chẳng may có hỏa hoạn xảy ra. Ảnh: Đăng Tùng

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đồng Nai, tại trung tâm TP.Biên Hòa hiện tồn tại nhiều con hẻm siêu nhỏ chỉ rộng tầm 1,5-2m, chỉ đủ cho 1-2 xe máy đi sát nhau; có vị trí sâu, quanh co; xe chữa cháy rất khó đi vào, thậm chí không thể tiếp cận.

* Nhiều nguy cơ cháy, nổ ở những con hẻm siêu nhỏ

Các hẻm siêu nhỏ ở TP.Biên Hòa như: hẻm 152, hẻm 107, đường 30-4; hẻm 2025, đường Nguyễn Ái Quốc (thuộc P.Trung Dũng); hẻm 555, đường Đồng Khởi (P.Tân Phong); hẻm 845, đường Phạm Văn Thuận (P.Tân Mai)...

Hy hữu hơn, các con hẻm trên đường Nguyễn Tri Phương (đoạn qua P.Hiệp Hòa) xe chữa cháy cũng không thể tiếp cận khi chẳng may có hỏa hoạn xảy ra. Nguyên nhân là do lối đi duy nhất vào đường Nguyễn Tri Phương đã bị chặn bởi cầu có đường sắt đi qua (đoạn này nối tuyến đường sắt từ cầu Ghềnh sang cầu Rạch Cát và ngược lại). Khoảng trống bên dưới cầu đường sắt này chỉ có 3m, không đủ để xe chữa cháy đi vào nếu không may có hỏa hoạn xảy ra.

Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) khuyến cáo, để đảm bảo an toàn PCCC tại các hộ dân, nhất là những gia đình sinh sống trong những con hẻm nhỏ, người sống trong nhà luôn nhắc nhở nhau kiểm tra vật dễ cháy (gỗ, dầu, nhang, vải...), đồ điện, bình gas, thay thế khi đã cũ, hư hỏng. Nên tính toán và chỉ cho mỗi người trong nhà lối thoát trong trường hợp cháy, nhất là khi không thể thoát ra bằng cửa chính. Nếu được thì nên lắp đầu báo cháy tự động và trang bị bình chữa cháy xách tay và chỉ dẫn cho người nhà cách dùng đúng, an toàn.

Ông T.N.H. (ngụ P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) lo ngại: “Nhiều con hẻm trên địa bàn phường nhỏ. Nhiều nhà trong hẻm vừa để ở vừa buôn bán hoặc làm kho chứa hàng, thậm chí kinh doanh gas, nhà hẻm thì san sát nhau, lỡ có cháy thì dễ cháy lan lắm. Do nhiều nhà được xây lâu đời nên nhà này sát tường, sát lưng nhà kia, không có lối thoát hiểm”.

Theo lãnh đạo UBND một phường tại TP.Biên Hòa, hiện nay không có các quy định an toàn PCCC nào với nhà riêng lẻ mà chỉ có với các hộ vừa ở vừa kinh doanh và tùy thuộc vào loại hình, quy mô kinh doanh. Không chỉ vậy, với công trình chuyển đổi công năng từ nhà ở sang kinh doanh thì chỉ có thể sửa chữa, cải tạo dựa trên hiện trạng chứ rất khó thay đổi kết cấu nếu không gian xung quanh không phù hợp.

Trong khi đó, chính sự bất cẩn trong quá trình sinh hoạt của mỗi nhà dân đều có thể khiến cho đám cháy bùng phát như: để quên lửa khi nấu ăn, chập điện (đặc biệt với nhà có nhiều đồ điện cũ) hoặc đốt nhang, vàng mã. Đồng thời, quá trình xây dựng mỗi nhà hầu như xây hết đất, không có cửa sau, thậm chí còn rào kín lại các lan can để chống trộm mà không chú ý đến lối thoát hiểm.

* Đề cao cảnh giác cháy, nổ

Trong năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay, tại TP.Biên Hòa đã xảy ra một số vụ cháy trong các khu dân cư, mà chủ yếu là ở những nhà vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh hoặc làm văn phòng công ty. Như cháy tại Công ty TNHH Giáo dục và kinh tế AJJEDICM - Cơ sở mái ấm tình thương Thiên Thần (P.Tam Hòa) vào chiều 19-1-2020 và sáng 21-7-2020. Hoặc cháy tại hộ kinh doanh cầm đồ của ông V.Q.C. (P.Bửu Hòa) vào tối 21-1-2021.

Trung tá Nguyễn Thành Trung, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP.Biên Hòa) cho biết, hiện toàn thành phố có 197 ấp, khu phố (tương đương với 197 khu dân cư); trong đó có 58 khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao. Hầu hết 30 phường, xã đều tồn tại những khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, tuy nhiên nguy hiểm nhất vẫn là tại các khu dân cư có làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ (P.Tân Biên, P.Tân Hòa, P.Long Bình...) và các khu dân cư có nhiều cửa hàng xăng dầu (P.Tân Phong, P.Trảng Dài...).

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) cho hay, nguyên nhân cháy tại các hộ trong khu dân cư chủ yếu là do chập điện, rò rỉ khí gas, để quên lửa khi nấu ăn, thắp nhang. Ngoài ra, trong nhà dân thường là nơi cất xe máy, ô tô ban đêm ngay vị trí phòng khách, gần cửa chính nên nếu cháy từ xe có thể dẫn tới lối thoát nạn chính bị chặn. Nếu các hộ dân vừa ở vừa kinh doanh thì nguy cơ cháy còn có thể đến từ chính việc sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa chồng chất, dễ bắt cháy.

Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) khuyến cáo, để đảm bảo an toàn PCCC cho các hẻm nhỏ, chính quyền địa phương, nhất là chủ tịch UBND các xã, phường phải tăng cường củng cố lực lượng PCCC tại cơ sở, chủ động nguồn vật tư, hậu cần chữa cháy tại chỗ. Đồng thời xây dựng hệ thống báo tin cháy, xác định địa điểm cháy chính xác và dẫn đường nhanh nhất cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi có hỏa hoạn xảy ra.

Đăng Tùng

Tin xem nhiều