Báo Đồng Nai điện tử
En

Hưởng di sản của mẹ kế

08:03, 08/03/2021

Hỏi: Trước khi kết hôn, cha và mẹ kế của tôi có lập văn bản xác định tài sản riêng. 2 chị em chúng tôi về sống chung với bà khi tôi chưa đến 10 tuổi. Nay chúng tôi đã trưởng thành. Cha và mẹ kế của tôi không có tài sản chung. Mẹ kế của tôi qua đời không để lại di chúc. Không phải là con ruột, vậy tôi có được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế hay không? Xin được luật sư tư vấn.

Hỏi: Trước khi kết hôn, cha và mẹ kế của tôi có lập văn bản xác định tài sản riêng. 2 chị em chúng tôi về sống chung với bà khi tôi chưa đến 10 tuổi. Nay chúng tôi đã trưởng thành. Cha và mẹ kế của tôi không có tài sản chung. Mẹ kế của tôi qua đời không để lại di chúc. Không phải là con ruột, vậy tôi có được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế hay không? Xin được luật sư tư vấn.

Nguyễn Minh Quang (ngụ H.Tân Phú)

- Trả lời: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, việc thừa kế giữa mẹ kế và con riêng của chồng như sau: nếu giữa mẹ kế và con riêng của chồng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau ...

Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như mẹ con cần phải căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thể hiện qua việc: thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên…

Như vậy, dù không phải là con ruột, nhưng giữa bà và 2 chị em của anh có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng thể hiện qua việc cho ăn học, thương yêu từ lúc anh chưa được 10 tuổi cho đến nay đã trưởng thành, dù bà không để lại di chúc nhưng chị em của anh được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế theo quy định của pháp luật. Chú ý, việc mẹ kế của anh xác định quyền tài sản riêng trước khi kết hôn không ảnh hưởng đến việc thừa kế của anh và chị gái sau khi mẹ kế qua đời.

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều