Báo Đồng Nai điện tử
En

Đưa Luật An ninh mạng vào chương trình giáo dục

08:01, 19/01/2021

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN)cấp THPT (có hiệu lực từ ngày 11-1-2021, thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT). Theo đó, thông tư quy định trong chương trình Giáo dục QP-AN, học sinh lớp 10 sẽ được học về Luật An ninh mạng năm 2018 (gọi tắt là Luật An ninh mạng).

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) cấp THPT (có hiệu lực từ ngày 11-1-2021, thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT). Theo đó, thông tư quy định trong chương trình Giáo dục QP-AN, học sinh lớp 10 sẽ được học về Luật An ninh mạng năm 2018 (gọi tắt là Luật An ninh mạng).

Việc đưa Luật An ninh mạng vào chương trình học bậc THPT giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường internet. Trong ảnh: Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh sử dụng mạng xã hội ngoài giờ học. Ảnh: Kim Liễu
Việc đưa Luật An ninh mạng vào chương trình học bậc THPT giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường internet. Trong ảnh: Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh sử dụng mạng xã hội ngoài giờ học. Ảnh: Kim Liễu

Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT được áp dụng đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THPT và tổ chức, cá nhân có liên quan. Một điểm mới của thông tư so với nội dung học tập trước đó là đưa Luật An ninh mạng trở thành một trong những nội dung học của môn Giáo dục QP-AN.

* Môn học cần thiết

Quy định mới về nội dung học tập này đã nhận được sự đồng thuận của nhiều phụ huynh học sinh. Bởi những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội (MXH) đã tác động đến đời sống của học sinh, thậm chí trong nhiều trường hợp có các tác động tiêu cực, gây hậu quả nặng nề. Nhiều phụ huynh kỳ vọng khi đưa Luật An ninh mạng vào nội dung học của môn Giáo dục QP-AN sẽ giúp bổ sung kiến thức pháp luật cũng như các kỹ năng cần thiết để học sinh tham gia môi trường mạng theo hướng tích cực, hữu ích.

Tìm hiểu nội dung thông tư, ông Hà Quang Sương (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết, ông đánh giá cao việc bổ sung phần nội dung Luật An ninh mạng vào chương trình học. Thông qua phần học này, học sinh sẽ được tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng; bảo mật thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng…

“Đây thực sự là những kiến thức hữu ích cho học sinh, bởi hiện nay học sinh sử dụng internet ngày càng phổ biến, nếu không đủ thông tin, kiến thức sẽ không bảo vệ được chính mình, dễ bị dụ dỗ, sa ngã vào con đường tội phạm” - ông Sương nói.

Nhận định về nội dung chương trình học, bà Phạm Thị Tuyết Lan (ngụ TT.Dầu Giây, H.Thống Nhất), có con trai đang học lớp 10 cho rằng, đây là nội dung học cần thiết. Bên cạnh mặt tích cực thì những năm gần đây mặt trái của MXH đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với hậu quả nặng nề. Đã có trường hợp học sinh vô tình trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo trên mạng, xâm hại tình dục…nên việc trang bị cho học sinh những kiến thức để sử dụng MXH một cách hữu ích là rất cần thiết.

* Thêm tiết học về kỹ năng

Ủng hộ việc đưa Luật An ninh mạng vào nội dung học của môn Giáo dục QP-AN, một số phụ huynh còn đề nghị các trường nên tổ chức thêm nhiều lớp học ngoại khóa để giáo dục học sinh các kỹ năng sử dụng internet và MXH.

“Trong xã hội số hiện nay, việc học tập online  đã trở nên khá phổ biến và cần thiết. Vấn đề an ninh trên mạng cũng giống như an ninh ngoài đời thực vậy, phải biết cách bảo vệ mình, biết phân loại. Học sinh nào có kỹ năng phân loại tốt, sẽ hạn chế được rủi ro và phòng tránh. Vậy nên, theo tôi các trường nên quan tâm nhiều hơn, tổ chức các lớp sinh hoạt ngoại khóa, mời các chuyên gia về nói chuyện, hướng dẫn cho các em các kỹ năng về sử dụng sử dụng internet, MXH” -  bà Lê Thị Ngọc Hiền (ngụ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) kiến nghị.

Còn bà Trần Kim Yến (ngụ P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa) chia sẻ, học sinh là lứa tuổi tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin, trong khi phần lớn chưa có kỹ năng kiểm chứng thông tin và kinh nghiệm ứng xử với các tin tức xấu, độc. Từ đó, có thể bị tác động xấu, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và lối sống của giới trẻ, thậm chí trong nhiều trường hợp, chính các em lại vô tình tiếp tay cho tin giả lan truyền rộng.

“Nếu được trang bị cho bản thân kỹ năng nhận diện tin giả, tra cứu thông tin chuẩn xác từ những kênh thông tin chính thống, đáng tin cậy sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen của giới trẻ khi tiếp nhận thông tin, đặc biệt trên môi trường MXH” - bà Yến nói.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, các hành vi vi phạm pháp luật trên internet chủ yếu do sự nhận thức vô tình hay cố ý không nhận biết được đúng sai hoặc “a dua” theo đám đông. Trước tình hình đó, việc tăng giáo dục kỹ năng cho người tham gia internet, đặc biệt là người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên để điều chỉnh hành vi của mình trên không gian mạng, cũng như để bảo vệ mình trong môi trường học tập, giải trí trên internet là vô cùng cần thiết.

Gia An

Tin xem nhiều
chọn sim tại khosim TP HCMNơi mua proxy xoay giá tốt in áo đồng phục công ty logo áo lớp đẹp Gói SD135 tại vietteldata.vn thiết kế web Ứng dụng lark suite là gì