Hỏi: Ở gần nhà tôi có người hay đánh con mỗi khi cháu này mắc lỗi. Tôi rất thương nhưng không biết cách nào để ngăn cản việc này vì sợ cháu phát triển không bình thường do thường xuyên bị bạo hành. Người đàn ông này đã từng bị tòa án kết tội về việc bạo hành trẻ em. Vậy tôi phải làm gì? Xin được luật sư tư vấn.
Hỏi: Ở gần nhà tôi có người hay đánh con mỗi khi cháu này mắc lỗi. Tôi rất thương nhưng không biết cách nào để ngăn cản việc này vì sợ cháu phát triển không bình thường do thường xuyên bị bạo hành. Người đàn ông này đã từng bị tòa án kết tội về việc bạo hành trẻ em. Vậy tôi phải làm gì? Xin được luật sư tư vấn.
Lương Văn Thảo
(H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trả lời: Việc dùng roi tác động đến thân thể của con là vi phạm pháp luật cũng như không đúng với đạo đức xã hội, vì đây là hành vi bạo lực gia đình. Theo tôi, ông nên gặp cha của cháu bé này và góp ý thay đổi cách dạy dỗ con để cháu phát triển bình thường, không tổn thương thể chất và tinh thần. Mặt khác, để hạn chế hành động bạo lực gia đình đối với người chưa thành niên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các trường hợp: cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền (không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật...) đối với con chưa thành niên khi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con cái với lỗi cố ý, hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con...
Do là hàng xóm nên ông không có quyền trực tiếp yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha cháu bé, nên theo chúng tôi ông có thể đề nghị người mẹ hoặc hội phụ nữ cấp xã nơi cháu bé cư trú để họ yêu cầu tòa án hạn chế quyền của người cha đối với cháu bé.
Lưu ý, người cha đã bị tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, thời gian bị hạn chế quyền đối với con từ 1-5 năm.
LS Ngô Văn Định