Chị Trần Thị Ngọc Thảo (ngụ P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa) thắc mắc chị hiện đang làm việc cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai với mức lương khá cao (khoảng gần 40 triệu đồng/tháng). Vậy chị muốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở mức cao để sau này nghỉ hưu được hưởng lương hưu cao có được không?
Chị Trần Thị Ngọc Thảo (ngụ P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa) thắc mắc chị hiện đang làm việc cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai với mức lương khá cao (khoảng gần 40 triệu đồng/tháng). Vậy chị muốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở mức cao để sau này nghỉ hưu được hưởng lương hưu cao có được không?
Về nội dung này, Giám đốc BHXH tỉnh Phạm Minh Thành trả lời như sau, theo quy định tại Điều 85, Luật BHXH năm 2014, mức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được quy định rõ: Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, Khoản 3, Điều 89 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định mức trần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau: Trường hợp tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH chỉ bằng 20 lần mức lương cơ sở. Như vậy, dù lương tháng của bạn khá cao, nhưng bạn cũng chỉ được đóng BHXH ở mức 8% của 20 tháng lương căn bản (tương đương với 29,8 triệu đồng ở thời điểm hiện tại lương căn bản là 1,49 triệu đồng/tháng), chứ không được đóng 8% trên tổng lương tháng của bạn.
Quy định khống chế mức đóng này có ý nghĩa nhất định trong việc đảm bảo công bằng xã hội (không tạo ra chênh lệch mức hưởng quá cao giữa những người tham gia BHXH). Mặt khác, BHXH là một chế độ an sinh xã hội có sự hỗ trợ từ Nhà nước, việc giới hạn mức đóng còn có tác dụng giới hạn mức thụ hưởng hay hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động nhằm cân đối thu chi ngân sách.
An Nhiên (ghi)