Báo Đồng Nai điện tử
En

Cẩn trọng khi nuôi cá lồng bè trên sông lúc giao mùa

09:05, 26/05/2019

Một trong những vấn đề dư luận quan tâm trong tuần qua là vụ cá nuôi trên sông La Ngà (huyện Định Quán) lại bị chết hàng loạt khiến cả trăm hộ nuôi cá bị thiệt hại nặng nề.

Một trong những vấn đề dư luận quan tâm trong tuần qua là vụ cá nuôi trên sông La Ngà (huyện Định Quán) lại bị chết hàng loạt khiến cả trăm hộ nuôi cá bị thiệt hại nặng nề.

Người dân nuôi cá bè trên sông La Ngà (huyện Định Quán) vớt cá chết tư các bè nuôi cá
Người dân nuôi cá bè trên sông La Ngà (huyện Định Quán) vớt cá chết tư các bè nuôi cá

Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông PHÙNG CẨM HÀ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai về công tác xác định nguyên nhân cá nuôi tại các lồng bè chết và những lưu ý của cơ quan chuyên môn đối với người nuôi cá bè.

* Hiện công tác xác định nguyên nhân tình trạng cá chết hàng loạt trên sông La Ngà được triển khai tới đâu, thưa ông?

- Sáng 16 -5, sau khi nhận được tin báo của các hộ nuôi cá bè tại khu vực cầu La Ngà về tình hình cá bị chết, Chi cục Thủy sản Đồng Nai đã phối hợp Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và các cơ quan chức năng tại địa phương đến ngay khu vực trên.

Theo thông kê sơ bô, đa co gân 1 ngan tân ca nuôi trên sông La Nga, đoan qua huyên Đinh Quan chêt trong đêm 15 rang sang 16-5. Trên 80 hô nuôi ca be ơ cac xa La Nga, Phu Ngoc (huyên Đinh Quan) đa bi thiêt hai năng nê.

Chi cục Thủy sản Đồng Nai đã tiến hành thu các mẫu nước và gửi đến Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để phân tích, xét nghiệm các chỉ tiêu như: thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, trầm tích, tảo độc, tổng vi khuẩn hiếu khí và các thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ. Trong đó một số chỉ tiêu cần thời gian từ 7-10 ngày mới có kết quả. Đồng thời, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cũng đã độc lập lấy mẫu nước cùng mẫu cá để phân tích, xét nghiệm tìm nguyên nhân. Mẫu cá được gửi đến Trung tâm thú y vùng để xét nghiệm bệnh. Hiện nay, theo báo cáo mới nhất của Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai thì cá chết ngày 16-5 không phải do bệnh.

Ngoài ra, trong ngày 16-5 Sở Tài nguyên - môi trường cũng đã tiến hành thu một số mẫu nước mặt ở thượng lưu và hạ lưu cầu La Ngà, mẫu nước mặt suối Tam Bung. Ngày 17-5, Sở cũng phối hợp cùng Cục Bảo vệ môi trường miền Nam thu mẫu khí và mẫu nước thải của Công ty men Mauri La Ngà.

* Thời điểm này năm ngoái, cá trên sông La Ngà cũng chết hàng loạt, liệu năm nay có phải do chu kỳ lặp lại, vấn đề này cơ quan chức năng có tiên liệu trước các giải pháp và cảnh báo người nuôi không?

- Vào tháng 5-2018, trên sông La Ngà cũng đã xảy ra tình trạng chết cá hàng loạt. Thời điểm này hằng năm, mực nước hồ đều rút xuống khá nhiều, làm thu hẹp không gian sống của cá nuôi. Đây cũng là thời điểm vừa giao mùa từ mùa khô sang mùa mưa, ảnh hưởng của các yếu tố giao mùa như sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa môi trường không khí và trong các tầng nước mặt, mưa xuống làm độ pH giảm, các vật chất hữu cơ từ các hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất... tích tụ lâu ngày trong mùa khô bị nước mưa cuốn vào thủy vực làm môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp gây hiện tượng cá chết hàng loạt.

Vì những yếu tố này có thể mang tính lặp lại, nên từ đầu tháng 4-2019, chúng tôi đã có văn bản khuyến cáo gửi UBND huyện Định Quán để chủ động nhắc nhở đến người nuôi cá. Trong tháng 4, chi cục cũng đã in 500 tờ rơi và phát đến tay người nuôi cá bè trên sông La Ngà. Về phía địa phương, huyện Định Quán phối hợp với ngành và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch tuyên truyền các quy định, khuyến cáo về hoạt động nuôi cá bè trên hồ Trị An.

Tuy nhiên, cá chết năm nay có phải do chu kỳ hay không còn phải chờ đầy đủ các kết quả phân tích mẫu của các cơ quan chuyên môn. Sau khi tổng hợp tất cả các kết quả và ý kiến liên quan thì Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn mới có câu trả lời chính thức về nguyên nhân cá chết.

* Để đảm bảo an toàn cho những bè cá còn lại ở sông La Ngà, người nuôi cần lưu ý gì, thưa ông?

- Hiện tại chúng tôi khuyến cáo người nuôi cần lưu ý một số vấn đề như: ngưng thả giống mới, khẩn trương thu hoạch nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm. Ngoài ra, không đặt bè nuôi gần những nơi có dòng chảy yếu hay những vị trí tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, dịch vụ. Tốt nhất là di dời lồng bè đến vùng nước sâu hơn, trang bị và tăng cường sử dụng các loại máy quạt nước, máy phun mưa… để đảo nước tạo oxy đảm bảo cho cá tránh hiện tượng ngạt khí.

* Không chỉ ở La Ngà, làng cá bè Tân Mai (TP.Biên Hòa) hằng năm hay xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Ông có khuyến cáo gì đối với người nuôi ở khu vực này?

-  Đối với làng cá bè Tân Mai, chúng tôi cũng đã có những khuyến cáo cụ thể như: yêu cầu người nuôi neo đậu bè theo quy định, bảo đảm dòng chảy thông thoáng, tăng cường khả năng trao đổi nước trong bè. Lưu ý san thưa mật độ nuôi, quản lý tốt thức ăn, tránh không cho cá ăn vào ban đêm; đồng thời bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng của vật nuôi. Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch ngay (không nên kéo dài thời gian nuôi để chờ giá). Song song đó là vệ sinh lưới lồng nuôi định kỳ, tăng cường sử dụng các loại máy quạt nước, máy phun mưa tạo oxy…

 Xin cảm ơn ông!

Kim Liễu  (thực hiện)

Tin xem nhiều