Trong thời buổi công nghiệp, nhiều gia đình con cháu đi làm cả ngày, trong khi nhà lại ít người nên người già chỉ quanh quẩn giữa 4 bức tường, không có bè bạn trò chuyện để tinh thần được thoải mái...
Trong thời buổi công nghiệp, nhiều gia đình con cháu đi làm cả ngày, trong khi nhà lại ít người nên người già chỉ quanh quẩn giữa 4 bức tường, không có bè bạn trò chuyện để tinh thần được thoải mái...
Bà Nguyễn Thị Phụng được nhân viên Viện Dưỡng lão Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) chăm sóc. Ảnh do gia đình cung cấp |
Ở Đồng Nai hiện chỉ có Trung tâm bảo trợ người già, người tàn tật, người tâm thần tỉnh Đồng Nai (do Sở Lao động - thương binh và xã hội quản lý) và một số cơ sở từ thiện xã hội nuôi người già neo đơn của các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm... Vì vậy, một số gia đình khá giả muốn cha mẹ có chỗ để cùng những người già khác tâm sự nhưng không biết gửi ở đâu.
* Ngôi “nhà” chung của tuổi già
Gần 80 tuổi, ông Vũ Văn Tuấn (ngụ phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) không còn minh mẫn. Ở với con gái và cháu ngoại nhưng 2 người đi làm cả ngày nên ông Tuấn thường xuyên phải ở nhà một mình.
Mỗi khi “thoát” được ra khỏi nhà, gặp xe khách nào ông Tuấn cũng vẫy và leo lên. Không ít lần xe chở ông đi tận Bình Phước, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận… Điện thoại ông không biết sử dụng nên mỗi lúc như thế các con của ông phải vất vả tìm kiếm khắp nơi, có khi 3-4 ngày sau công an địa phương mới thông báo về cho gia đình biết. Chị Vũ Thanh Hải, con gái ông Tuấn tâm sự: “Vì nhà ít người và phải đi làm suốt ngày nên để ba tôi trong nhà thực sự không thể yên tâm. Tôi mong Biên Hòa có chỗ gửi người già kiểu như gửi trẻ, sáng đưa đi chiều đón về. Gửi ở đó dù phải trả chi phí nhưng nơi ấy có người trông nom, chăm sóc ăn uống, thể dục dưỡng sinh và có bạn già trò chuyện thì hay biết mấy”.
Gần 1 năm nay, cứ sáng đầu tuần là ông Nguyễn Văn Long (ngụ phường Thanh Bình, TP.Biên Hòa) lại chở mẹ là bà Nguyễn Thị Phụng, năm nay 80 tuổi đến Viện Dưỡng lão Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh). Cuối tuần, ông Long lại đánh xe đón mẹ về. Nói về việc mẹ ở viện dưỡng lão, ông Long cho biết ban đầu khi nghe nói vào sống ở viện dưỡng lão thì bà rất buồn vì nghĩ con cái bỏ mình. Đến khi biết người em gái ruột của bà cũng được đưa đến gửi ở đây, bà liền vui vẻ chịu đi. “Chi phí mỗi tháng tôi đóng cho viện dưỡng lão là 8 triệu đồng.
Ông Lâm Văn Tình, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Lao động - thương binh và xã hội TP.Biên Hòa cho biết thành phố có số lượng lao động lớn đang làm trong các công ty, khu công nghiệp. Phần lớn công nhân lao động hằng ngày phải đáp ứng công việc nên ít có thời gian chăm sóc cha mẹ già. Trong khi Biên Hòa có nhiều dịch vụ phát triển, nhưng cơ sở giữ người già theo mô hình dịch vụ lại thiếu... |
Từ ngày ở đó, sức khỏe mẹ tôi khá lên trông thấy vì được chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, người già khi vui, buồn đều có bạn để chia sẻ với nhau nên tinh thần các cụ khá sảng khoái. Tôi mong sao Biên Hòa có một viện dưỡng lão như vậy để các cụ ở gần con cháu vẫn tốt hơn” - ông Long bộc bạch.
Những người có nhu cầu gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão mà chúng tôi đã gặp đều khẳng định không phải con cái rũ bỏ trách nhiệm với các cụ. Song thực tế có không ít gia đình mọi người đi làm hết, nhất là lúc các cụ ốm đau không biết xoay xở thế nào. Đã có trường hợp để cha mẹ ở nhà một mình, có cụ bị té ngã không ai biết, đến chiều con cái đi làm về mới phát hiện thì quá muộn. Vì thế, gửi người già đang là một nhu cầu có thực và sẽ trở nên cấp thiết trong thời gian tới.
* Đẩy mạnh xã hội hóa
Trao đổi về mô hình dịch vụ viện dưỡng lão, ông Phạm Công Ngôn, Phó ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh cho biết Đồng Nai hiện có gần 200 ngàn người cao tuổi. Việc tổ chức viện dưỡng lão hoặc điểm dịch vụ chăm sóc người già một cách bài bản, khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình ít có thời gian lo cho cha mẹ là rất cần thiết.
Trước đây, trường hợp con gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão thường bị xem là thiếu trách nhiệm đối với đấng sinh thành. Nhưng hiện nay quan niệm này đã thoáng hơn. Việc gia đình bỏ chi phí để cha mẹ đến sống một nơi có người chăm sóc tử tế, đầy đủ thì vẫn tốt hơn khi các cụ ở nhà một mình. |
“Tôi nghĩ rằng nếu dịch vụ viện dưỡng lão được tổ chức tiếp nhận người già ở trong ngày, theo tuần hoặc nguyên tháng thì các cụ có nơi sinh hoạt rất bổ ích như: được gặp gỡ trò chuyện với bạn già, tập thể dục dưỡng sinh, đàn hát, đánh cờ... chiều tối hoặc cuối tuần các cụ về với con cháu để không tách rời khỏi gia đình mà vẫn có đời sống tinh thần vui vẻ” - ông Ngôn nhận định.
Nhiều năm gắn bó với Trung tâm bảo trợ người già, người tàn tật, người tâm thần tỉnh Đồng Nai, Giám đốc trung tâm Nguyễn Huỳnh Nhật Giang cho hay nhiều gia đình không có điều kiện chăm sóc cha mẹ già nên muốn gửi các cụ vào trung tâm. Tuy nhiên, nơi đây chỉ nhận những trường hợp neo đơn, không nơi nương tựa. Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên trung tâm chưa thể phát triển thêm dịch vụ giữ người già theo nhu cầu của gia đình. Thực tế, trung tâm cũng có hướng phát triển mô hình này và đang xây dựng đề án phát triển dịch vụ giữ người già theo mô hình xã hội hóa để trình Sở Lao động - thương binh và xã hội, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh cho phép hoạt động. Nhưng vì các cơ quan chức năng chưa có quy định về khung giá đối với dịch vụ này nên chưa được xem xét. “Khi có khung giá và những quy định cụ thể, chúng tôi sẽ đề xuất lãnh đạo sở tham mưu UBND tỉnh cấp phép đầu tư xây dựng lại trung tâm để có điều kiện tổ chức dịch vụ chăm sóc người già như một số tỉnh, thành khác đang làm” - bà Giang nói.
Người già đang cần một nơi sinh hoạt vui vẻ là một nhu cầu thực tế, đặc biệt đối với những gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng cha mẹ sức khỏe, tâm lý không ổn định. Một khi người già sống trong viện dưỡng lão có nhân viên túc trực chăm sóc, hỗ trợ chu đáo là giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi và tạo điều kiện cho con cháu yên tâm làm việc.
Phương Liễu