Báo Đồng Nai điện tử
En

Quản lý xây dựng trạm thu phát thông tin di động: Còn lỏng lẻo

08:07, 12/07/2018

Thời gian qua, các nhà mạng không ngừng phát triển hệ thống các công trình trạm thu phát thông tin di động (trạm BTS) để phục vụ khách hàng sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng cũng như thông tin tuyên truyền về sự ảnh hưởng của các trạm BTS đến nay còn rất hạn chế.

Thời gian qua, các nhà mạng không ngừng phát triển hệ thống các công trình trạm thu phát thông tin di động (trạm BTS) để phục vụ khách hàng sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng cũng như thông tin tuyên truyền về sự ảnh hưởng của các trạm BTS đến nay còn rất hạn chế.

Thời gian qua, các nhà mạng không ngừng phát triển hệ thống các công trình trạm thu phát thông tin di động (trạm BTS) để phục vụ khách hàng sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng cũng như thông tin tuyên truyền về sự ảnh hưởng của các trạm BTS đến nay còn rất hạn chế.
Thời gian qua, các nhà mạng không ngừng phát triển hệ thống các công trình trạm thu phát thông tin di động (trạm BTS) để phục vụ khách hàng sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng cũng như thông tin tuyên truyền về sự ảnh hưởng của các trạm BTS đến nay còn rất hạn chế.

Điều này khiến cho không ít người dân sống xung quanh điểm có trạm BTS hiểu nhầm và tỏ ra lo lắng các trường điện từ của trạm BTS sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như việc quan ngại về độ an toàn trong quá trình xây dựng trạm BTS trên nóc nhà của các hộ dân.

* Nỗi lo nhà gần trạm BTS

Phần lớn người dân sống gần các trạm BTS đều lo lắng mỗi khi nhắc tới trụ sắt khổng lồ nằm chơ vơ trên nóc nhà hàng xóm. Ông Nguyễn Văn Thắng, sinh sống tại khu vực chợ Trảng Dài (KP.3, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) có nhà gần một trạm BTS, chia sẻ từ ngày có trạm BTS, gia đình ông luôn trong tâm trạng thấp thỏm sợ bị nhiễm trường điện từ từ các thiết bị thu phát sóng. để bảo vệ người thân, ông phải “di tản” các con đến nơi ở khác để không bị nhiễm sóng. Theo ông Thắng, trạm BTS ít nhiều có ảnh hường đến sức khỏe con người và mong muốn cơ quan chức năng kiểm soát tốt hoạt động của các trạm BTS trong khu dân cư.

Đồng Nai hiện có 2,8 ngàn vị trí lắp đặt trạm BTS, với khoảng gần 6 ngàn trạm BTS (một vị trí có thể có nhiều trạm BTS) của 5 nhà cung cấp mạng di động là: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, Gmobile. Các trạm BTS được xây dựng nhiều ở các khu dân cư, thị trấn, đô thị… Những trạm BTS này đến nay chưa ghi nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, người dân mong muốn các ngành chức năng cần siết chặt hơn nữa công tác kiểm tra, cấp phép xây dựng, nhất là các vị trí trên nóc nhà cao tầng, bảo đảm an toàn cho những hộ dân xung quanh.

Không chỉ lo lắng về sự ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người dân còn cho rằng các trạm BTS chưa bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là những ngày mưa gió lớn, dù đã được buộc ràng nhiều dây nhưng các trụ sắt (dùng để gắn các trạm BTS) vẫn đong đưa qua lại, tạo cảm giác như sắp đổ xuống nhà bên cạnh khiến nhiều người bất an khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa.

Ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ tại KP.3, phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa) bộc bạch: “Mới đây kênh VTV1 đài Truyền hình Việt Nam có đưa tin một trạm BTS ở KP.2, phường Long Bình xây dựng không phép đã bị sét đánh gây ảnh hưởng đến các hộ dân ở  xung quanh. Xem tin mà chúng tôi thấy lo về tính an toàn của các trạm BTS đặt trong khu dân cư”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian qua việc quản lý các công trình xây dựng trạm BTS trên địa bàn tỉnh còn khá lỏng lẻo. Một số địa phương không nắm rõ được các công trình trạm BTS trong địa bàn, thậm chí có nơi không xác định được chủ công trình là ai để liên hệ khi cần. Trong khi đó, theo quy định của UBND tỉnh, các công trình trạm BTS tại các khu vực đông dân cư, thị trấn, thành phố đều phải xin cấp phép xây dựng.

* Cần quản lý chặt chẽ hơn

Theo đánh giá của Sở Thông tin - truyền thông, hầu hết các trạm BTS được xây dựng hiện nay mới chỉ phục vụ cho mạng 2G, chủ yếu là nghe, gọi điện thoại hoặc nhắn tin thông thường. Gần đây, các nhà mạng đang hướng tới phát triển mạng 4G với nhiều tính năng hiện đại hơn và cần đường truyền tốt hơn. Với nhu cầu thực tiễn trên, thời gian tới các nhà mạng sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng thêm các công trình trạm BTS. Lâu nay, Sở Thông tin - truyền thông chỉ nắm sát tình hình hoạt động các trạm BTS trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm về mặt bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với các thiết bị lắp đặt trạm BTS chứ không quản lý về xây dựng.

Thực tế, hiện nay hầu hết các địa phương đều không nắm rõ con số cụ thể có bao nhiêu trạm BTS được xây dựng trên địa bàn mình quản lý. Điều này cho thấy công tác quản lý xây dựng hiện nay vẫn còn nhiều bỏ ngỏ, đơn cử như tại TP.Biên Hòa, theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa trên địa bàn thành phố chỉ có trên 40 trạm, trong đó chỉ có 9 trạm có kiểm định đảm bảo an toàn chịu lực, còn lại là chưa được cấp phép. Khi yêu cầu các phường, xã báo cáo số trạm BTS trên địa bàn thì hầu hết đều không ghi nhận hết hoặc báo rất ít.

Trong khi đó, theo thông tin từ Sở Thông tin - truyền thông thì chỉ một nhà mạng đã có trên 200 vị trí đặt trạm BTS trên địa bàn TP.Biên Hòa. Điều này cho thấy công tác quản lý xây dựng các trạm BTS thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Nếu không được chú trọng kiểm tra kịp thời tình trạng xây dựng trạm BTS, thì e rằng không bao lâu nữa, việc kiểm soát các trạm BTS sẽ trở nên khó khăn hơn.

Riêng về sự ảnh hưởng của các trạm BTS đối với sức khỏe con người, ông Nguyễn Đồng Thương, Trưởng phòng Bưu chính viễn thông Sở Thông tin - truyền thông, cho biết các thiết bị của trạm BTS trước khi đưa vào sử dụng trên địa bàn tỉnh đều được sở kiểm tra chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy các trạm BTS bảo đảm an toàn bức xạ điện từ trường theo quy định.

Minh Quân

Tin xem nhiều