Báo Đồng Nai điện tử
En

Thừa thầy thiếu thợ

10:10, 25/10/2015

Chuông đồng hồ reo inh ỏi lúc 5 giờ sáng. T. giật mình vùng dậy khỏi giường, vội vàng vào phòng vệ sinh. Lát sau, anh bước ra với đầu tóc bù xù không kịp chải, mặc vội quần áo rồi lật đật ra khỏi khu nhà trọ cho kịp giờ vào ca…

Chuông đồng hồ reo inh ỏi lúc 5 giờ sáng. T. giật mình vùng dậy khỏi giường, vội vàng vào phòng vệ sinh. Lát sau, anh bước ra với đầu tóc bù xù không kịp chải, mặc vội quần áo rồi lật đật ra khỏi khu nhà trọ cho kịp giờ vào ca…

T. là bạn tôi. Cuộc sống công nhân của anh cứ thế tiếp diễn được 3 năm. Cho đến nay, hình như anh ta đã quên mất mình là… thạc sĩ.

Dạo trước, chuyện các anh, chị em trong một gia đình vất vả làm lụng chỉ để một người đi học đại học khá phổ biến. Còn nay, một nhà có đến 3-4 người học đại học là điều bình thường. Tâm lý ganh đua, cộng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao buộc các bậc phụ huynh phải đặt cho con em mình “chỉ tiêu” vào đại học hay ít nhất là cao đẳng. Nhưng nghịch lý ở chỗ, “ông cử, bà cử” nhìn đâu cũng thấy song ở nơi này, địa phương nọ vẫn thiếu nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, số người có bằng đại học, thạc sĩ khi ra trường không tìm được việc làm; hoặc làm việc không đúng với ngành nghề đã học khiến đội ngũ trí thức trở nên dư thừa. Trong khi đó, tại nhiều công ty, doanh nghiệp đang rất cần những người thợ lành nghề, tay nghề cao được đào tạo bài bản.

Cứ theo đà này, tôi nghĩ sẽ đến lúc chúng ta thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề. Bởi lẽ, rất ít người như anh T. bạn tôi đã “quên” đi tấm bằng thạc sĩ của mình để đi làm công nhân. Hơn nữa, Đồng Nai là tỉnh công nghiệp mà mục tiêu sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Như vậy, nếu việc đào tạo không được tính và sắp xếp lại thì chắc chắn chắn tình trạng thừa thầy, thiếu thợ sẽ còn tiếp diễn. Theo Viện Khoa học - lao động và xã hội Việt Nam, cả nước hiện có hàng trăm ngàn cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp, một nguồn lực có thể nói là bị lãng phí không hề nhỏ.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các bậc phụ huynh và đặc biệt là thầy cô giáo phải định hướng cho học sinh khi còn học phổ thông, rằng đại học không phải là con đường tối ưu nhất cho tương lai, sự nghiệp của mỗi người.

Trương Khắc Trà

(huyện Cẩm Mỹ)

 

 

 

 

 

Những điều trông thấy

Bãi rác chình ình trong khu dân cư

Nhiều người dân ở hẻm số 4, tổ 10, KP.6, phường Trung Dũng (TP. Biên Hòa) bất bình với bãi rác chình ình, gây mùi hôi thối tồn tại đã 3 năm qua ngay bên đường hẻm trong khu dân cư đông đúc.

Bãi rác này nguyên là ngôi nhà được phá dỡ, nhưng không xây dựng nên đã trở thành nơi vứt rác, xác súc vật chết và là nơi sinh sống của những đàn chuột cống hàng chục con; cỏ mọc um tùm làm nơi trú ngụ cho muỗi... không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn nguy cơ gây dịch bệnh.

Thuận Thảo

 

Tin xem nhiều