Báo Đồng Nai điện tử
En

Phí bảo trì đường bộ đối với xe máy: Người dân "quên" đóng

12:06, 23/06/2015

Sau hơn 2 năm triển khai thu phí bảo trì đường bộ, đến nay phần lớn người dân gần như không còn nhớ việc phải đóng loại phí này theo quy định. Nhiều địa phương có mức thu của năm sau không bằng 1/10 năm trước.

Sau hơn 2 năm triển khai thu phí bảo trì đường bộ, đến nay phần lớn người dân gần như không còn nhớ việc phải đóng loại phí này theo quy định. Nhiều địa phương có mức thu của năm sau không bằng 1/10 năm trước.

 Một con đường do người dân tự đóng góp kinh phí đầu tư tại KP.7, phường Tân Phong, TP.Biên Hòa (ảnh minh họa) nên nếu đóng thêm phí bảo trì đường bộ đối với xe máy là không hợp lý.
Một con đường do người dân tự đóng góp kinh phí đầu tư tại KP.7, phường Tân Phong, TP.Biên Hòa (ảnh minh họa) nên nếu đóng thêm phí bảo trì đường bộ đối với xe máy là không hợp lý.

Tình trạng người dân “né” đóng là do đây là loại phí bắt buộc nhưng lại chưa có chế tài đủ mạnh. Hơn nữa, sự đồng thuận trong nhân dân về vấn đề này cũng chưa cao.

* Người đóng, người không

Khi nghe hỏi vì sao không đóng phí sử dụng đường bộ xe máy, bà Trần Thị Minh, ngụ tại KP.5, phường Long Bình (TP.Biên Hòa), cho biết năm 2013 gia đình bà thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cho 3 chiếc xe máy dung tích trên 100cm3. Tuy nhiên, sau khi đóng phí bà Minh thấy nhiều hộ gần nhà không thực hiện điều này nhưng không bị xử lý nên những năm sau bà cũng “quên” luôn.

Mi đây, phát biu ti Quc hi v d án Lut Phí và l phí, đại biu Nguyn Th Quyết Tâm (Ch tch HĐND TP.H Chí Minh) đề ngh Quc hi bãi b phí đường b đối vi xe máy. Theo bà Tâm, mt chiếc xe máy khi đến tay người dân s dng thì đã chu nhiu loi thuế và l phí ri nên hàng năm phi chu thêm phí đường b na thì không hp lý. Trước đề ngh ca bà Tâm, nhiu đại biu Quc hi đã đồng tình ng h. Lý do các đại biu kiến ngh b thu phí bo trì đường b đối vi xe máy là mc thu đạt thp hoc mc thu ca mt s địa phương tương đối cao so vi điu kin cuc sng ca người dân.

                              P.V (tng hp)

Theo ý kiến của đa số người dân, mục đích của việc thu phí đường bộ đối với xe máy là để dùng vào việc sửa chữa, bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh. Song thực tế, tại các địa phương lâu nay người dân rất tích cực trong việc tự nguyện đóng góp tiền để sửa chữa đường, do đó việc đóng thêm khoản phí này là bất hợp lý. Ông Nguyễn Văn Hưng, ngụ tại KP.7, phường Tân Phong (TP.Biên Hòa), cho biết trong khu phố nơi ông cư ngụ vừa hoàn thành một con đường do người dân đóng góp trị giá hàng trăm triệu đồng. “Khi nghe kêu gọi đóng tiền làm đường, người dân khu phố đều đồng tình hưởng ứng nên con đường hoàn thành rất nhanh. Theo tôi, việc thu phí đường bộ đối với xe máy thời gian qua chưa thật sự khả thi bởi số người đóng đang ngày càng ít đi. Trong khi đó, mỗi khi cần sửa chữa hoặc làm đường thì địa phương đều kêu gọi nhân dân đóng góp, không cần phải chờ tiền nhà nước chuyển về. Vì vậy, việc thu phí đường bộ đối với xe máy chưa được mọi người đồng tình cũng có lý do chính đáng” - ông Hưng nói.

* Nguồn thu giảm mạnh

Là một trong những địa phương tích cực trong việc vận động người dân đóng phí sử dụng đường bộ, huyện Trảng Bom đã thu được trên 6 tỷ đồng ngay từ năm đầu thực hiện quy định này. Tuy nhiên, đến năm thứ hai thì huyện thất thu đến hơn 90%, chỉ đạt 400 triệu đồng. Theo đánh giá của UBND huyện Trảng Bom thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đạt kế hoạch thu phí là do công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chưa cao. Một số nơi trong cùng địa bàn nhưng có người nộp, người không, trong khi người “quên” nghĩa vụ này cũng không bị chế tài xử lý. Hơn nữa, Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã bãi bỏ quy định xử phạt xe máy không đóng phí bảo trì đường bộ đã khiến người dân “ngó lơ” không thực hiện. Tại một số địa phương còn kết hợp thu các loại quỹ khác, như: an ninh - quốc phòng, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… nhưng hiệu quả mang lại không cao.


Đồng Nai hiện có khoảng 1,7 triệu xe máy đăng ký tại tỉnh và hàng trăm ngàn xe máy đăng ký tại những tỉnh, thành phố khác đang lưu thông trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2013, toàn tỉnh thu được 43,4 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 chỉ thu được trên 5 tỷ đồng và từ đầu năm đến nay các địa phương báo cáo số người đóng phí rất thấp, có nơi gần như không thu được đồng nào. Từ thực trạng trên, UBND tỉnh đã kiến nghị lên Trung ương là không thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy mà chỉ áp dụng cho xe ô tô.

Mới đây, khi đánh giá về tình hình thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy trên địa bàn, UBND tỉnh đã có những nhận định trong quá trình thực hiện thu phí tại các địa phương gặp khá nhiều khó khăn, như: mẫu tờ khai chưa phán ảnh hết thông tin cần thiết; người dân không bị bắt buộc phải đóng phí tại nơi cư trú; mức thu phí ở mỗi nơi khác nhau nên nhiều người so bì hoặc chọn cách đóng phí tại những nơi có mức thu thấp; ở các xã, phường thu phí quá thấp nên việc trích lại số tiền theo quy định không đủ trang trải cho việc phục vụ thu phí… Hơn nữa, Đồng Nai là tỉnh thực hiện khá tốt chính sách xã hội hóa giao thông nông thôn, người dân đã đóng góp tích cực để thực hiện chính sách này, đây cũng là khoản đóng góp của người dân trong việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đường bộ thời gian qua.

Ngọc Liên

 

 

 

 

Tin xem nhiều