Báo Đồng Nai điện tử
En

Vụ cháy chợ Phú Lợi: Tiểu thương trắng tay?

12:05, 25/05/2015

Gần 30 tiểu thương đang kinh doanh tại khu bách hóa chợ Phú Lợi, xã Phú Lợi (huyện Định Quán) rất bức xúc vì Tòa án nhân dân (TAND) huyện Định Quán đã bỏ qua quyền lợi của họ trong phiên xét xử sơ thẩm vụ án cháy chợ Phú Lợi xảy ra vào đầu năm 2013.

Gần 30 tiểu thương đang kinh doanh tại khu bách hóa chợ Phú Lợi, xã Phú Lợi (huyện Định Quán) rất bức xúc vì Tòa án nhân dân (TAND) huyện Định Quán đã bỏ qua quyền lợi của họ trong phiên xét xử sơ thẩm vụ án cháy chợ Phú Lợi xảy ra vào đầu năm 2013.

Những quyển sổ nhỏ là giao dịch chính giữa tiểu thương và các đầu mối hầu hết tại các chợ.  Ảnh: N.Liên
Những quyển sổ nhỏ là giao dịch chính giữa tiểu thương và các đầu mối hầu hết tại các chợ. Ảnh: N.Liên

Theo kết luận điều tra từ Công an tỉnh, nguyên nhân dẫn đến vụ cháy là do bà Nguyễn Thị Hường, một tiểu thương kinh doanh trong chợ, đã thuê thợ hàn vào chợ sửa chữa lại ki-ốt. Trong thời gian công nhân sử dụng máy hàn, đã làm chập điện tạo nguồn nhiệt gây cháy.

* Tài sản cuốn theo bà hỏa

Theo các tiểu thương chợ Phú Lợi, thời điểm cháy chợ là lúc cận tết nên tiểu thương gom hàng về khá nhiều.

Bà Thẩm Ngọc Trân, chủ của 3 ki-ốt D5, D6, D7 chuyên bán quần áo, cho biết đám cháy đã thiêu rụi 3 ki-ốt, gây thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng. “Toàn bộ hàng mới nhập đều để ở chợ để bán tết. Khi chợ cháy, tôi còn nợ tiền hàng gần 200 triệu đồng. Vốn liếng mấy chục năm buôn bán bị tiêu tan trong phút chốc. Để gầy dựng lại tôi phải vay lãi nhiều nơi để nhập hàng mới và trả nợ mấy năm nay vẫn chưa hết” - bà Trân nói. Tương tự, bà Nguyễn Thị Bảy, chủ ki-ốt A3, cho biết bà kinh doanh các loại vải, vật liệu dễ cháy nên khi gặp lửa toàn bộ gian hàng bị thiêu rụi, tổng số hàng trong ki-ốt trị giá khoảng 600 triệu đồng, ngoài ra còn nợ các mối lấy hàng trên 100 triệu đồng. Hay như trường hợp của ông Phùng Văn Minh, chủ ki-ốt A2, B2 chuyên bán mỹ phẩm, tạp hóa cũng rơi vào cảnh trắng tay. Toàn bộ hàng trong ki-ốt trị giá khoảng 1 tỷ đồng tan theo đám cháy.

Ông Phan Thanh Hùng, Phó giám đốc Hp tác xã thương mi - dch v Phú Li, khng định các ki-t tiu thương đang kinh doanh không thay đổi v din tích và quy mô lượng hàng hóa so vi trước khi ch cháy. Chính vì điu này, các tiu thương đề ngh cơ quan chc năng căn c vào lượng hàng thc tế đang bán ti các ki-t để làm cơ s định giá tài sn thit hi trong v ha hon cách đây 2 năm.

Nhớ lại vụ hỏa hoạn hơn 2 năm trước, nhiều người buôn bán ở chợ Phú Lợi không thể quên cảnh lửa cháy ngùn ngụt trước sự kêu khóc vô vọng của tiểu thương vì xót cho khối tài sản bỗng chốc cuốn theo bà hỏa. Sau vụ cháy đó, các tiểu thương hầu hết đều trở thành những con nợ. Nhiều người chạy vạy khắp nơi để mượn vốn tiếp tục làm ăn.

* Là bị hại hay người liên quan?

Theo thống kê, thiệt hại trong vụ cháy chợ Phú Lợi ước khoảng trên 16 tỷ đồng. Do là những người buôn bán lẻ nên hầu hết các tiểu thương khi mua hàng về bán đều không lấy hóa đơn, chứng từ thanh toán. Mỗi đầu mối mà tiểu thương lấy hàng đều có 1 quyển sổ tay riêng để ghi tất cả những giao dịch trong sổ này. Tuy nhiên, khi đưa vụ việc ra xét xử TAND huyện Định Quán nhận định tất cả những cuốn sổ hay hóa đơn của các tiểu thương đều không có cơ sở xác định. Do đó, Hội đồng Thẩm định giá trị tài sản đã từ chối định giá những thiệt hại của tiểu thương. Theo đó, phiên tòa sơ thẩm đã nhận định, tiểu thương chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Các tiểu thương phải vay mượn tiền để gầy dựng lại ki-ốt để buôn bán.
Các tiểu thương phải vay mượn tiền để gầy dựng lại ki-ốt để buôn bán.

Phán xét của TAND huyện Định Quán khiến tiểu thương không khỏi bức xúc. Vì theo họ, việc bà Hường thuê thợ hàn vào sửa chữa ki-ốt Ban quản lý chợ có biết nhưng vẫn để công nhân sử dụng nguồn điện trong chợ từ 18 giờ 30 đến 19 giờ 30. Bên cạnh đó, kết luận của cơ quan điều tra xác định vụ cháy chợ cơ bản từ việc sửa chữa ki ốt của bà Hường. Mặt khác, công tác quản lý của Ban quản lý chợ Phú Lợi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Trao đổi về trách nhiệm của đơn vị quản lý chợ Phú Lợi trong vụ cháy vừa qua, ông Phan Thanh Hùng, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã thương mại - dịch vụ Phú Lợi, cho biết hợp tác xã chỉ ký hợp đồng thuê ki-ốt chứ không hợp đồng bảo vệ tài sản cho tiểu thương nên không thể bồi thường thiệt hại cho tiểu thương. Trong khi đó, tiểu thương lại cho rằng tài sản của họ không phải bị mất trộm hay có rủi ro khách quan mà đây là thiệt hại do Ban quản lý chợ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy nên mới dẫn đến hỏa hoạn. Do đó, Ban quản lý chợ cũng như Hợp tác xã Phú Lợi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các tiểu thương, vì họ là người bị hại chứ không phải là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan.

Ngọc Liên

 

 

 

 

Tin xem nhiều