Báo Đồng Nai điện tử
En

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2-2014

10:02, 06/02/2014

Hỗ trợ 3-5 tỷ đồng đối với cơ sở chăn nuôi gia súc; giảm mức đóng của doanh nghiệp bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới; quy định mới về nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp Nhà nước... Đó là những chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 2-2014.

Hỗ trợ 3-5 tỷ đồng đối với cơ sở chăn nuôi gia súc; giảm mức đóng của doanh nghiệp bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới; quy định mới về nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp Nhà nước... Đó là những chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 2-2014.

Hơn 8 tỷ đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014

Người trồng rừng sẽ được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh minh họa

Theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 10-2-2014, các cơ sở chăn nuôi gia súc sẽ được hỗ trợ từ 3-5 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư có dự án tập trung cho cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô được Nhà nước hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án. Riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản, mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xử lý chất thải, xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.

Hơn 8 tỷ đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014. 

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam vừa thông báo số tiền ủy thác cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai đối với dịch vụ chi trả môi trường rừng ở Đồng Nai năm 2014 là 8,6 tỷ đồng. Theo đó, các tổ chức, đơn vị chủ rừng là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hợp đồng nhận khoán đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp ổn định lâu dài; chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước được xem xét chi trả dịch vụ môi trường rừng. Được biết, trên địa bàn Đồng Nai hiện có 44 tổ chức, 6 đơn vị liên doanh liên kết, 14 nhóm hộ gia đình và 12.869 hộ gia đình có hợp đồng nhận khoán đất để trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày và ổn định lâu dài với các chủ rừng thuộc tổ chức nhà nước…

Tô Uy Phong

Về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16-9-2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vào Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích 1% (quy định cũ là 2%) doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc hàng năm để đóng vào Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10-2-2014.

Đối với việc xử lý tồn đọng nợ phải thu của doanh nghiệp Nhà nước, quy định mới trong Nghị định 206/2013/NĐ-CP về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có hiệu lực từ ngày 1-2-2014. Theo đó, khi xử lý các khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi đối với các doanh nghiệp đang hoạt động việc xử lý theo thứ tự sau: Doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu tập thể, cá nhân bồi thường theo quy định của pháp luật; dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp, hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập doanh nghiệp, tùy theo trường hợp cụ thể. Trường hợp thực hiện bán nợ, sau khi xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật, khoản chênh lệch giảm giữa giá trị nợ với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi. Đối với doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi chức năng hoạt động, các khoản nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý một lần mà doanh nghiệp bị lỗ thì tiếp tục xử lý theo các quy định của Nhà nước khi thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

P.V (tổng hợp)

 

 

       

 

Tin xem nhiều