Báo Đồng Nai điện tử
En

Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Mất gì?

10:05, 17/05/2013

Sau khi Báo Đồng Nai số 2386 (ra ngày thứ năm 16-5) đăng diễn đàn bạn đọc về những hệ lụy mà người dân phải gánh chịu khi 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thực hiện, Tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều thư, e-mail, điện thoại của bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Số báo này, chúng tôi đăng ý kiến của một số lãnh đạo các ban, ngành, địa phương có liên quan…

Sau khi Báo Đồng Nai số 2386 (ra ngày thứ năm 16-5) đăng diễn đàn bạn đọc về những hệ lụy mà người dân phải gánh chịu khi 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thực hiện, Tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều thư, e-mail, điện thoại của bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Số báo này, chúng tôi đăng ý kiến của một số lãnh đạo các ban, ngành, địa phương có liên quan…

Chuyên gia của Liên đoàn Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tháng 9-2012.  Ảnh: LÊ QUYÊN
Chuyên gia của Liên đoàn Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tháng 9-2012. Ảnh: LÊ QUYÊN

* Nguyên Giang (TP.Hồ Chí Minh): Hoan nghênh Đồng Nai!

Chúng tôi hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ kiến nghị của tỉnh Đồng Nai trong việc dừng xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Đáng ra việc này phải được quyết định từ lâu rồi mới phải. Không thể phá đi dù chỉ một hécta rừng của vườn quốc gia và khu bảo tồn, huống chi 2 dự án này xâm hại đến hàng trăm hécta rừng, lại còn ảnh hưởng nhiều mặt đến môi sinh không chỉ của Đồng Nai mà cả các tỉnh, thành phố ở vùng hạ lưu.

* Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Nai Nguyễn Ngọc Đức: Cần dừng ngay 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu triển khai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các địa phương: Đồng Nai, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là đời sống của gần 20 triệu dân vùng hạ lưu đang sử dụng nguồn nước từ sông Đồng Nai. Thông qua công tác Mặt trận, tôi nhận thấy các tổ chức thành viên và nhiều tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đều đồng tình với chủ trương là đề nghị Trung ương xem xét dừng 2 dự án này lại. Tôi nghĩ rằng, phải coi trọng lợi ích của hàng triệu cư dân sinh sống trong lưu vực sông Đồng Nai thì mới có thể phát triển bền vững; cũng như hãy vì tương lai của các thế hệ mai sau.

* Nhà giáo nhân dân, Hiu trưởng Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Trn Anh Dũng: Bo toàn Vườn quc gia Cát Tiên là bo v s phát trin bn vng

Có khá nhiều diện tích rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên sẽ mất đi vĩnh viễn, chắc chắn không bao giờ có thể khôi phục được nếu thực hiện 2 dự án thủy điện 6 và 6A. Kéo theo đó là hàng loạt tác động xấu về môi trường mà những lợi nhuận do thủy điện mang lại không đủ để khắc phục hậu quả. Tôi cũng như những người dạy học khác đã gắn bó lâu đời với mảnh đất Đồng Nai, chúng tôi luôn tự hào khi giới thiệu với các học sinh và bạn bè khắp nơi về Vườn quốc gia Cát Tiên, một di sản thiên nhiên hiếm hoi còn tồn tại và là “lá phổi” của khu vực. Theo đó, bảo vệ rừng là quyết sách đúng đắn để phát triển bền vững.

* Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Võ Văn Phi: Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không có tính cấp thiết

Nông dân huyện Vĩnh Cửu chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, bưởi, xoài… Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều người bất bình và thắc mắc vì sao phải làm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Theo tôi, đây là dự án kinh tế nhỏ, không có tính cấp thiết. Trên thượng nguồn sông Đồng Nai đã có 5 nhà máy thủy điện đang hoạt động, song việc điều tiết nước của 5 công trình ấy chưa có quy định cụ thể nên thời gian qua làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng hạ lưu. Do đó, nếu có thêm 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì không biết còn xảy ra những gì nữa.

* Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú Trần Bá Đạt: Đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp nếu xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Trên địa bàn huyện có một số xã thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên nằm dọc hai bên bờ sông Đồng Nai, như: Đắk Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Thịnh và Tà Lài. Điều dư luận băn khoăn nhất hiện nay là khi 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu được thực hiện thì chắc chắn sẽ thiếu nước sản xuất, dẫn đến chỗ diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc nhiều hộ dân sẽ lâm vào đói nghèo. Khi đó, rất có thể người dân phải quay trở lại rừng để tìm kiếm nguồn sống. Điều này sẽ gây tác động xấu đến công tác bảo vệ rừng vốn đã thực hiện rất tốt trong thời gian qua.

* Trưởng phòng Nông nghip - phát trin nông thôn huyn Định Quán Sn S H: Ngun nước sông Đồng Nai có ý nghĩa sng còn vi người nông dân

Nhiều năm qua, về mùa khô thì một số diện tích đất trồng tiêu, điều, cà phê ở huyện Định Quán thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, nếu thực hiện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chắc chắn chuyện thiếu nước sản xuất càng trầm trọng hơn. Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 588 hécta diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, với trên 540 bè nuôi cá lồng và gần 800 hộ dân làm nghề đánh bắt cá trên sông Đồng Nai và hồ Trị An. Hầu hết các hộ dân này không có ruộng đất, phụ thuộc chủ yếu vào nghề nuôi và đánh bắt cá. Vì vậy, nguồn nước sông Đồng Nai có ý nghĩa sống còn đối với các hộ dân này.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí: Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thiếu cơ sở pháp lý!

Ngày 15-5, trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí nhấn mạnh: 2 dự án trên thiếu tính pháp lý. Cụ thể: Theo Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19-6-2010 của Quốc hội thì những công trình quan trọng có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất vườn quốc gia từ 50 hécta trở lên phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Ngoài ra, dự án còn vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó, Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên là khu đất ngập nước (Ramsar) có tầm quan trọng quốc tế, nên chịu sự điều phối của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước. (Việt Nam đã ký gia nhập công ước vào năm 1989). Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới, hiện hồ sơ đang được hoàn chỉnh để trình UNESCO thẩm định. Sẽ khó thuyết phục UNESCO chấp thuận hồ sơ nếu 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thực hiện.

Mặt khác, khi thực hiện 2 dự án trên thì diện tích rừng bị xâm hại không phải là rừng nghèo, mà có nhiều loại thực vật quý, như: cẩm lai, trắc, mun, ba gạc, trà Camelia, một số loại cây họ gừng… Hơn nữa, trong bảo tồn đa dạng sinh học không có khái niệm “rừng nghèo”, vì chúng gắn liền với hệ sinh thái, sinh cảnh và môi trường sống của các loài động vật. Vì vậy, nếu xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ phá hủy sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã, như: bò tót, vượn đen má vàng, chà vá chân đen, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, cu li nhỏ, 98 loài chim thuộc họ trĩ…

T.Nguyên

 

K. Liễu - N. Liên - V. Chính (ghi)

 

Tin xem nhiều