Báo Đồng Nai điện tử
En

Rộ lên tình trạng khoan giếng

11:04, 26/04/2013

Trong mùa khô năm nay, do thiếu nước máy dùng trong sinh hoạt và sản xuất nên nhiều nơi trong tỉnh, kể cả TP.Biên Hòa đang rộ lên tình trạng khoan giếng. Thực trạng này tuy chưa tới mức báo động, nhưng nếu không quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước ngầm.

Trong mùa khô năm nay, do thiếu nước máy dùng trong sinh hoạt và sản xuất nên nhiều nơi trong tỉnh, kể cả TP.Biên Hòa đang rộ lên tình trạng khoan giếng. Thực trạng này tuy chưa tới mức báo động, nhưng nếu không quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước ngầm.

* Khoan giếng tự phát

Thời gian gần đây, nhiều khu vực của TP.Biên Hòa thiếu nước sạch sử dụng, điển hình là các phường: Hố Nai, Tân Phong, Trảng Dài... và 4 xã mới sáp nhập vào thành phố (Tam Phước, Phước Tân, An Hòa, Long Hưng). Để có nước sinh hoạt, người dân ở các khu vực này thường chọn giải pháp khoan giếng. Bởi lẽ, chi phí cho giếng khoan rẻ hơn giếng đào. Trung bình, một giếng khoan có độ sâu 30m chỉ tốn khoảng 3,5 triệu đồng, thời gian hoàn thành trong vòng 8 giờ, trong khi đào giếng phải mất mấy ngày và chi phí cao hơn.

Pa-nô quảng cáo cơ sở khoan giếng ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa).
Pa-nô quảng cáo cơ sở khoan giếng ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa).

Được biết, theo quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, người dân muốn đào giếng,

Quản lý chặt tài nguyên nước

Ngày 9-1-2013, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc “Tăng cường các quy định về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”. Theo đó, Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, TX. Long Khánh, TP.Biên Hòa tiến hành rà soát, thống kê và tăng cường công tác thanh kiểm tra các tổ chức cá nhân có liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về tài nguyên nước. Đồng thời, Sở TN-MT tổ chức thẩm định các đề án thuộc lĩnh vực này để trình UBND tỉnh cấp gia hạn, thay đổi, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép của những tổ chức, cá nhân…

khoan giếng phải đăng ký tại UBND cấp xã. Thực tế lâu nay, phần lớn các hộ dân không quan tâm đến quy định này. Nhiều hộ khi khoan giếng không đăng ký với chính quyền địa phương. Mặt khác, tại một số phường trong thành phố, dù đã có nước máy nhưng người dân vẫn tiến hành khoan giếng. Đơn cử như khu dân cư Tân Thuận (phường Tân Hiệp), do nước máy chảy yếu, không lên được lầu cao nên nhiều hộ đã khoan giếng để chủ động nguồn nước. Hay như ở phường Trảng Dài, hiện hệ thống ống nước đã lắp đặt tại các trục đường chính nhưng không ít gia đình vẫn khoan giếng. Giải thích về thực trạng này, những hộ ở đây cho rằng, vì nhà nằm trong hẻm xa và không có điều kiện đầu tư đường ống nhánh dẫn nước nên phải khoan giếng để có nước dùng.

* Tràn lan giếng bỏ hoang

Thống kê mới đây cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 300 ngàn giếng nước, trong đó gần 60% là giếng khoan, chủ yếu tập trung ở các tiểu lưu vực sông La Ngà, sông Buông, sông Thao. Theo Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT), từ năm 2009-2012, toàn tỉnh có gần 2.200 giếng bỏ hoang, không sử dụng. Những địa phương có số lượng giếng khoan, giếng đào bỏ hoang lớn: TP.Biên Hòa (385 giếng), các huyện: Xuân Lộc (644 giếng), Tân Phú (343 giếng)... Hầu hết số giếng bỏ hoang đều do trước đây người dân dùng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, sau khi có nguồn thay thế hoặc nước bị ô nhiễm, những giếng này đã không được trám lấp theo quy trình, mà lại làm chỗ… đổ rác khiến nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng.    

Nhà cách đường ống nước ở KP3 phường Trảng Dài khoảng 50m, hộ dân này vẫn khoan giếng.
Nhà cách đường ống nước ở KP3 phường Trảng Dài khoảng 50m, hộ dân này vẫn khoan giếng.

Có thể nói, tình trạng khoan giếng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đều tự phát, thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chủ quản cũng như chính quyền địa phương nên một số trường hợp phải khoan nhiều lần mới tìm được mạch nước; có khi tìm được nước nhưng không sử dụng được vì nhiễm phèn. Điều đáng nói ở chỗ, các mũi khoan không đúng kỹ thuật, không được khoanh vùng bảo vệ sẽ làm cho toàn bộ nước mặt đã nhiễm bẩn tràn xuống gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trong khi đó, để khắc phục sự cố môi trường do các giếng bỏ hoang để lại, phải tốn không ít thời gian và công sức. Do đó, trong thời gian tới, nếu không kiểm soát chặt chẽ việc mạnh ai nấy khoan giếng thì nguồn nước ngầm sẽ có nguy cơ cạn kiệt và bị giảm chất lượng.

Theo quy định, các giếng không sử dụng phải được tổ chức tổng hợp, phân loại và trám lấp. Đến nay, Trung tâm Kỹ thuật địa chính nhà đất (Sở TN-MT) đã hoàn tất công tác trám lấp 88/151 giếng trên địa bàn huyện Long Thành, TP.Biên Hòa 161/385 giếng, 32/33 giếng ở huyện Nhơn Trạch và 126/126 giếng ở huyện Trảng Bom. Trong những năm tiếp theo, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục “xóa sổ” giếng bỏ hoang còn lại.

 

Đặng Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều