* Nếu người lao động(NLĐ) tự ý làm đơn xin không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì giải quyết như thế nào?
* Nếu người lao động(NLĐ) tự ý làm đơn xin không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì giải quyết như thế nào?
- Theo quy định của Luật BHXH thì NLĐ phải có trách nhiệm đóng BHXH. Bên cạnh đó, đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) hàng tháng trích từ lương, tiền công của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Đơn xin không đóng BHXH bắt buộc của NLĐ là không hợp pháp (không thể xin vi phạm pháp luật được). Đơn vị SDLĐ có quyền từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng này, đồng thời yêu cầu NLĐ tuân thủ luật pháp. Có nghĩa là cả hai bên không được đồng tình với nhau về hành vi đi ngược lại những điều luật đã có hiệu lực.
* Đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT gồm những đối tượng nào?
- Các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT gồm:
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước hàng tháng hoặc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
+ Cựu chiến binh, thanh niên xung phong, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định.
+ Người có công với cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng mà điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
+ Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
+ Trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đương nhiệm.
BHXH Đồng Nai