Hỏi: Tiền thu, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) dựa trên cơ sở nào và sử dụng tiền chi trả DVMTR ra sao?
Hỏi: Tiền thu, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) dựa trên cơ sở nào và sử dụng tiền chi trả DVMTR ra sao?
Trả lời: Điều 14 Nghị định số: 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam, nêu rõ: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối tiền chi trả DVMTR cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các căn cứ như sau: Số tiền thu được từ bên sử dụng DVMTR; diện tích rừng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tham gia cung ứng DVMTR, được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn.
Đối với tiền chi trả DVMTR, theo điều15 Nghị định 99/2010/NĐ-CP thì sử dụng tiền ủy thác chi trả DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam. Trong đó, được sử dụng tối đa 0,5% trên tổng số tiền nhận ủy thác từ các đối tượng phải chi trả DVMTR để chi quản lý hành chính văn phòng và chi cho các hoạt động khác liên quan đến quản lý tài chính. Số tiền còn lại được chuyển về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, tính theo diện tích rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tham gia cung ứng DVMTR. Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thì sử dụng tiền ủy thác chi trả DVMTR tối đa 10% vào các hoạt động liên quan đến quản lý hành chính, văn phòng, kiểm tra, kiểm toán; hỗ trợ về nghiệm thu, đánh giá rừng và hoạt động kỹ thuật theo dõi chất lượng DVMTR; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến việc chi trả DVMTR cấp huyện, xã, thôn… UBND cấp tỉnh quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí theo quy định của nghị định này. Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng DVMTR, được sử dụng cho 2 trường hợp sau đây: các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp… Riêng các chủ rừng là tổ chức nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ rừng, thì được sử dụng 10% số tiền trên để thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá chất lượng, số lượng rừng để thanh toán tiền DVMTR hàng năm. Số tiền còn lại (90%) để chi trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng.