Đến hạn rút tiền từ tài khoản sổ gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu - Chi nhánh Đồng Nai, có trụ sở đặt tại phường Quyết Thắng (TP.Biên Hòa), tôi hết sức ngạc nhiên khi bị buộc phải ký vào hợp đồng vay tiền bằng với số tiền tôi đã gửi tại đây.
Đến hạn rút tiền từ tài khoản sổ gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu - Chi nhánh Đồng Nai, có trụ sở đặt tại phường Quyết Thắng (TP.Biên Hòa), tôi hết sức ngạc nhiên khi bị buộc phải ký vào hợp đồng vay tiền bằng với số tiền tôi đã gửi tại đây.
Trong hợp đồng vay vốn này (giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - phục vụ đời sống, hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm - số dư tài khoản - ngoại tệ mặt - vàng) ghi những điều tôi không có nhu cầu, chẳng hạn: phương án sản xuất, kinh doanh… Nhận thấy có điều gì đó khó hiểu, tôi liền thắc mắc và được nhân viên của ngân hàng giải thích, đây chỉ là thủ tục để rút tiền. Có lẽ để tôi an tâm, cô nhân viên còn ký xác nhận tại hợp đồng vay vốn (HĐVV) này với nội dung, tôi được bù trừ vào sổ tiết kiệm của chính mình.
Lạ ở chỗ, HĐVV chỉ có kiểm soát viên Lâm Việt Trinh ký và đóng dấu Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Đồng Nai. Một luật sư cũng bất ngờ khi xem HĐVV mà tôi bị buộc ký, đồng thời thắc mắc, vì sao lãnh đạo chi nhánh không chịu trách nhiệm bản hợp đồng, mà giao cho kiểm soát viên? Qua tìm hiểu, tôi được biết đây chính là hình thức “lách luật” của ngân hàng mà tôi đã gửi tiết kiệm nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ khách hàng; đặc biệt với lãi suất cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước đến 1,7%. Theo đó, từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 9 vừa qua, ngân hàng này áp dụng sản phẩm vay ưu đãi trên. Cụ thể, khách hàng gửi tiết kiệm 12 tháng, lãi suất là 10,7% (thay vì 9%). Khách hàng có quyền lựa chọn thời gian rút từ trong khoảng thời gian từ 1-12 tháng. Tuy nhiên, nếu rút tiền trước thời hạn 12 tháng thì khách hàng phải làm hợp đồng vay lại tiền của ngân hàng, lãi suất vay bằng lãi suất gửi và tài sản thế chấp chính là sổ tiết kiệm của mình. Khi đến ngày đáo hạn (đúng 12 tháng) ngân hàng sẽ tự quyết toán những hợp đồng như đã nêu.
Mặc dù các nhân viên giao dịch của ngân hàng khẳng định, sẽ không truy đòi số tiền vay trên hợp đồng và trả đủ tiền gửi cho khách, nhưng xem ra có điều gì đó mập mờ, không rõ ràng. Bởi tôi từ người được xem là “chủ nợ”, bỗng chốc trở thành “con nợ” thì quá vô lý!
Kim Pha